Theo một kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Geoscience, tác động của việc nồng độ CO2 tăng cao đối với bầu khí quyển của Trái đất sẽ tạo ra những hiệu ứng không thể ngăn chặn đối với khí hậu trong vòng ít nhất 1.000 năm tới.
Nghiên cứu, do các nhà khoa học tại Trung tâm phân tích và mô hình khí hậu của Canada và Đại học Calgary tiến hành, này là sự mô phỏng mô hình khí hậu đầy đủ đầu tiên để đưa ra những lời dự báo trong vòng 1.000 năm tới tính từ thời điểm hiện nay.
Tiến sỹ Shawn Marshall, chủ nhiệm công trình nghiên cứu, nói rằng: "chúng tôi tạo ra các kịch bản nếu như. Ví dụ, điều gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta hoàn toàn ngưng việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và không thải thêm khí CO2 vào khí quyển? Mất bao lâu thì điều này sẽ giúp đảo ngược các xu hướng biến đổi khí hậu hiện nay?"
Trong các mô hình mô phỏng trên máy tính, Bán cầu Bắc ở tình trạng tốt hơn so với Bán cầu Nam, với các mô hình biến đổi khí hậu đảo ngược trong vòng 1.000 năm tới ở những khu vực như Canada.
Đồng thời, một số bộ phận ở Bắc Phi sẽ bị sa mạc hóa khi mà diện tích đất đai bị khô lên tới 30% và nhiệt độ đại dương tăng lên năm độ C ở Nam Cực có thể tạo ra những vụ đổ sụp các tảng băng lớn.
Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng một lý do cho sự khác nhau giữa cực Bắc và cực Nam đó là sự di chuyển chậm của dòng nước đại dương từ Bắc Đại Tây Dương vào Nam Đại Tây Dương.
"Đại dương toàn cầu và các bộ phận của Bán cầu Nam có quán tính nhiều hơn và những sự thay đổi như vậy diễn ra chậm hơn," ông Marshall phát biểu, đồng thời cho biết thêm các luồng gió ở Bán cầu Nam cũng có thể có tác động.
Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục điều tra kỹ hơn tác động của nhiệt độ bầu khí quyển đối với nhiệt độ đại dương để giúp xác định tốc độ mà Tây Nam Cực có thể tan ra và thời gian có thể hoàn toàn sụp đổ vào trong nước./.
Nghiên cứu, do các nhà khoa học tại Trung tâm phân tích và mô hình khí hậu của Canada và Đại học Calgary tiến hành, này là sự mô phỏng mô hình khí hậu đầy đủ đầu tiên để đưa ra những lời dự báo trong vòng 1.000 năm tới tính từ thời điểm hiện nay.
Tiến sỹ Shawn Marshall, chủ nhiệm công trình nghiên cứu, nói rằng: "chúng tôi tạo ra các kịch bản nếu như. Ví dụ, điều gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta hoàn toàn ngưng việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và không thải thêm khí CO2 vào khí quyển? Mất bao lâu thì điều này sẽ giúp đảo ngược các xu hướng biến đổi khí hậu hiện nay?"
Trong các mô hình mô phỏng trên máy tính, Bán cầu Bắc ở tình trạng tốt hơn so với Bán cầu Nam, với các mô hình biến đổi khí hậu đảo ngược trong vòng 1.000 năm tới ở những khu vực như Canada.
Đồng thời, một số bộ phận ở Bắc Phi sẽ bị sa mạc hóa khi mà diện tích đất đai bị khô lên tới 30% và nhiệt độ đại dương tăng lên năm độ C ở Nam Cực có thể tạo ra những vụ đổ sụp các tảng băng lớn.
Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng một lý do cho sự khác nhau giữa cực Bắc và cực Nam đó là sự di chuyển chậm của dòng nước đại dương từ Bắc Đại Tây Dương vào Nam Đại Tây Dương.
"Đại dương toàn cầu và các bộ phận của Bán cầu Nam có quán tính nhiều hơn và những sự thay đổi như vậy diễn ra chậm hơn," ông Marshall phát biểu, đồng thời cho biết thêm các luồng gió ở Bán cầu Nam cũng có thể có tác động.
Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục điều tra kỹ hơn tác động của nhiệt độ bầu khí quyển đối với nhiệt độ đại dương để giúp xác định tốc độ mà Tây Nam Cực có thể tan ra và thời gian có thể hoàn toàn sụp đổ vào trong nước./.
Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)