Những năm qua, mưa bão liên tục xảy ra khiến tình trạng sạt lở bờ biển ở tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày càng trầm trọng, phá hủy nhiều nhà cửa, làm mất đất canh tác, đe dọa đến tính mạng, tài sản của người dân.
Chỉ tính từ năm 2009 đến nay, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đầu tư trên 40 tỷ đồng để tổ chức tái định cư cho gần 900 hộ ở vùng sạt lở. Tuy nhiên, vẫn còn gần 1.000 hộ ở vùng sạt lở chưa được di dời, tái định cư để ổn định cuộc sống.
Các thôn An Lộc, Tân Thành, Hải Thành, Thương Gián thuộc xã Quảng Công, huyện Quảng Điền đã bị biển xâm thực mạnh. Ở đây có hơn 280 hộ dân sinh sống và mới chỉ có 58 hộ được di dời đến nơi ở mới.
Ông Dương Tào, thôn 3, xã Quảng Công nói: "Hàng năm, đến mùa mưa bão, biển xâm thực sâu vào đất liền từ 4-5m. Gia đình cũng muốn di chuyển đến nơi khác cho an toàn nhưng không có đủ tiền, mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí."
Theo các nhà nghiên cứu, sạt lở do biển xâm thực ở tỉnh Thừa Thiên-Huế diễn ra với tốc độ nhanh nhất ở các đoạn từ xã Hải Dương, huyện Hương Trà đến xã Phú Thuận, huyện Phú Vang; Điền Hương ở huyện Phong Điền đến Quảng Công, huyện Quảng Điền. Sạt lở đoạn từ cửa biển Thuận An đến Hòa Duân, trung bình khoảng 10-15 m/năm; từ Linh Thái đến Chân Mây từ 5-8 m/năm...
Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân di dời, tái định cư như cấp đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ 14,5 triệu đồng/hộ để làm nhà mới... Song, những chính sách và các khu tái định cư lại chưa thu hút được người dân đến ở.
Đơn cử như xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền đang thành lập hai khu tái định cư tại thôn Tân Mỹ và Tây Hải, nhưng nhiều hộ dân trong vùng sạt lở không chấp nhận di dời với lý do từ lâu đã sinh sống ở gần biển để mưu sinh, khi đến khu tái định cư ở xa biển hơn sẽ không có việc làm ổn định. Mặt khác, cơ sở hạ tầng ở các khu tái định cư không được đầu tư đồng bộ nên gây nhiều khó khăn cho người dân khi đến ở.
Ông Phan Nam, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Quảng Ngạn cho biết xã có 70 hộ dân sinh sống trong vùng sạt lở do biển xâm thực đang cần di dời, tái định cư gấp nhưng các khu tái định cư mới chỉ được san lấp mặt bằng và làm đường giao thông. Còn hệ thống điện, nước chưa được đầu tư nên rất khó cho công tác vận động người dân đến ở.
Theo kinh nghiệm người dân, trồng rừng phi lao là biện pháp tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại do biển xâm thực ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, vì rừng vừa chắn được gió, vừa giữ được bờ biển. Tuy nhiên, việc trồng rừng trên cát dọc bờ biển phải có thời gian./.
Chỉ tính từ năm 2009 đến nay, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đầu tư trên 40 tỷ đồng để tổ chức tái định cư cho gần 900 hộ ở vùng sạt lở. Tuy nhiên, vẫn còn gần 1.000 hộ ở vùng sạt lở chưa được di dời, tái định cư để ổn định cuộc sống.
Các thôn An Lộc, Tân Thành, Hải Thành, Thương Gián thuộc xã Quảng Công, huyện Quảng Điền đã bị biển xâm thực mạnh. Ở đây có hơn 280 hộ dân sinh sống và mới chỉ có 58 hộ được di dời đến nơi ở mới.
Ông Dương Tào, thôn 3, xã Quảng Công nói: "Hàng năm, đến mùa mưa bão, biển xâm thực sâu vào đất liền từ 4-5m. Gia đình cũng muốn di chuyển đến nơi khác cho an toàn nhưng không có đủ tiền, mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí."
Theo các nhà nghiên cứu, sạt lở do biển xâm thực ở tỉnh Thừa Thiên-Huế diễn ra với tốc độ nhanh nhất ở các đoạn từ xã Hải Dương, huyện Hương Trà đến xã Phú Thuận, huyện Phú Vang; Điền Hương ở huyện Phong Điền đến Quảng Công, huyện Quảng Điền. Sạt lở đoạn từ cửa biển Thuận An đến Hòa Duân, trung bình khoảng 10-15 m/năm; từ Linh Thái đến Chân Mây từ 5-8 m/năm...
Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân di dời, tái định cư như cấp đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ 14,5 triệu đồng/hộ để làm nhà mới... Song, những chính sách và các khu tái định cư lại chưa thu hút được người dân đến ở.
Đơn cử như xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền đang thành lập hai khu tái định cư tại thôn Tân Mỹ và Tây Hải, nhưng nhiều hộ dân trong vùng sạt lở không chấp nhận di dời với lý do từ lâu đã sinh sống ở gần biển để mưu sinh, khi đến khu tái định cư ở xa biển hơn sẽ không có việc làm ổn định. Mặt khác, cơ sở hạ tầng ở các khu tái định cư không được đầu tư đồng bộ nên gây nhiều khó khăn cho người dân khi đến ở.
Ông Phan Nam, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Quảng Ngạn cho biết xã có 70 hộ dân sinh sống trong vùng sạt lở do biển xâm thực đang cần di dời, tái định cư gấp nhưng các khu tái định cư mới chỉ được san lấp mặt bằng và làm đường giao thông. Còn hệ thống điện, nước chưa được đầu tư nên rất khó cho công tác vận động người dân đến ở.
Theo kinh nghiệm người dân, trồng rừng phi lao là biện pháp tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại do biển xâm thực ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, vì rừng vừa chắn được gió, vừa giữ được bờ biển. Tuy nhiên, việc trồng rừng trên cát dọc bờ biển phải có thời gian./.
Nguyên Lý (TTXVN/Vietnam+)