Các nhân viên ngành ngân hàng Tây Ban Nha ngày 9/1 đã tiến hành cuộc biểu tình với quy mô rộng khắp trên cả nước nhằm phản đối kế hoạch cắt giảm hàng chục nghìn nhân viên, cho rằng sự điều hành yếu kém của các quan chức chóp bu là nguyên nhân dẫn tới quyết định sa thải trên.
Những người biểu tình đã kéo đến tập trung trước cửa trụ sở Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha. Rất nhiều người trong số đó là những thành phần thuộc Bankia - tập đoàn tài chính lớn nhất "xứ sở bò tót" rơi vào cuộc khủng hoảng ngân hàng do thua lỗ quá lớn.
Đại diện UGT, một trong những công đoàn lao động lớn nhất tại Tây Ban Nha tuyên bố không thể chấp nhận khi vẫn để những người lạm dụng chức quyền và điều hành yếu kém dẫn đến một số ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản nếu không có sự bảo lãnh của nhà nước.
Những người biểu tình kêu gọi một số quan chức ngân hàng như lãnh cựu Chủ tịch Bankia, cựu Phó Chủ tịch BFA, công ty mẹ của Bankia phải chịu trách nhiệm về sự điều hành vô trách nhiệm dẫn đến việc hàng chục nghìn gia đình Tây Ban Nha rơi vào tình trạng khốn khổ do không có lương.
Không chỉ khó khăn về tài chính, cuộc biểu tình của các nhân viên ngành ngân hàng càng đẩy Tây Ban Nha lún sâu vào cuộc khủng hoảng xã hội khi làn sóng biểu tình phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ ngày càng lan rộng. Các cuộc biểu tình phản đối chính sách khắc khổ tại quốc gia thành viên Khu vực đồng euro (Eurozone) này đã trở thành những sự kiện thường nhật ở thủ đô Madrid và các thành phố khác của Tây Ban Nha khi ngày càng nhiều các ngành kinh tế khác kêu gọi bãi công, biểu tình.
Kể từ năm 2008, thời điểm thị trường nhà đất Tây Ban Nha sụp đổ, dẫn đến cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng, đã có hơn 30.000 việc làm bị cắt giảm, dự báo có thêm 20.000 người bị sa thải trong ngành ngân hàng trong 5 năm tới.
Tháng 11 vừa qua, riêng ngân hàng Bankia đã tuyên bố cắt giảm tới 6.000 việc làm. Hiện Tây Ban Nha là nước có số người thất nghiệp cao nhất trong Eurozone, với tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11/2012 lên tới 26,6%, tăng 3,6% so với cả năm 2011 và còn cao hơn cả Hy Lạp, tâm điểm của cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone./.
Những người biểu tình đã kéo đến tập trung trước cửa trụ sở Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha. Rất nhiều người trong số đó là những thành phần thuộc Bankia - tập đoàn tài chính lớn nhất "xứ sở bò tót" rơi vào cuộc khủng hoảng ngân hàng do thua lỗ quá lớn.
Đại diện UGT, một trong những công đoàn lao động lớn nhất tại Tây Ban Nha tuyên bố không thể chấp nhận khi vẫn để những người lạm dụng chức quyền và điều hành yếu kém dẫn đến một số ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản nếu không có sự bảo lãnh của nhà nước.
Những người biểu tình kêu gọi một số quan chức ngân hàng như lãnh cựu Chủ tịch Bankia, cựu Phó Chủ tịch BFA, công ty mẹ của Bankia phải chịu trách nhiệm về sự điều hành vô trách nhiệm dẫn đến việc hàng chục nghìn gia đình Tây Ban Nha rơi vào tình trạng khốn khổ do không có lương.
Không chỉ khó khăn về tài chính, cuộc biểu tình của các nhân viên ngành ngân hàng càng đẩy Tây Ban Nha lún sâu vào cuộc khủng hoảng xã hội khi làn sóng biểu tình phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ ngày càng lan rộng. Các cuộc biểu tình phản đối chính sách khắc khổ tại quốc gia thành viên Khu vực đồng euro (Eurozone) này đã trở thành những sự kiện thường nhật ở thủ đô Madrid và các thành phố khác của Tây Ban Nha khi ngày càng nhiều các ngành kinh tế khác kêu gọi bãi công, biểu tình.
Kể từ năm 2008, thời điểm thị trường nhà đất Tây Ban Nha sụp đổ, dẫn đến cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng, đã có hơn 30.000 việc làm bị cắt giảm, dự báo có thêm 20.000 người bị sa thải trong ngành ngân hàng trong 5 năm tới.
Tháng 11 vừa qua, riêng ngân hàng Bankia đã tuyên bố cắt giảm tới 6.000 việc làm. Hiện Tây Ban Nha là nước có số người thất nghiệp cao nhất trong Eurozone, với tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 11/2012 lên tới 26,6%, tăng 3,6% so với cả năm 2011 và còn cao hơn cả Hy Lạp, tâm điểm của cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone./.
(TTXVN)