Người đàn ông với gương mặt tàn nhang và đôi kính hình chữ nhật có thể dễ dàng được nhận ra dù ở đâu trên Trái đất này đang đứng trong cái nóng ở Tây Phi, nhìn chăm chú vào các dữ liệu vốn không có ích gì trong việc bán phần mềm.
Nhưng đó chính là nơi Bill Gates muốn tới, trong một bệnh xá lợp mái tôn, tại một ngôi làng ở Ghana, lắng nghe các nhân viên y tế giải thích về quy trình mà họ thực hiện khi tiêm vắcxin cho trẻ em.
"Có những nước nơi tôi ít được nghe người ta nói tới nhất" - người đàn ông 57 tuổi kiêm sáng lập viên Microsoft cho AFP biết vào cuối ngày thứ Ba, sau khi một phóng viên chỉ cho ông thấy vài người trong bệnh xá này không biết ông là ai - "Có thể một số người ở thủ đô biết tôi, nhưng điều đó chẳng có gì liên quan tới việc vì sao chúng tôi lại làm công việc này."
Quỹ của Bill Gates đang trong một chiến dịch được nhiều người biết tới nhằm nâng cao sức khỏe con người thông qua việc tiêm vắcxin tại các nước nghèo nhất. Ghana, nước có mức độ miễn nhiễm trên 90% với một số căn bệnh, đang được xem là một câu chuyện thành công.
Đó là lý do vì sao Bill Gates, người được Forbes xếp hạng thứ hai thế giới về mức độ giàu có, đã tới thăm Ghana trong tuần này và nói chuyện với các quan chức ở bệnh xá trên về nỗ lực của họ. Quỹ Bill và Melinda Gates hiện là bên đóng góp chính cho Liên minh GAVI, vốn giúp đưa vắcxin tới cho các nước đang phát triển, gồm Ghana.
Chuyến viếng thăm của ông diễn ra trước Hội nghị Vắcxin Toàn cầu dự kiến diễn ra ở Abu Dhabi vào ngày 24/4 và 25/4, nơi ông và một số người khác sẽ cố nêu bật nhu cầu cần tiếp tục hoạt động tiêm vắcxin ngừa bệnh, cũng như thảo luận về kế hoạch sáu năm nhằm tiêu diệt bệnh bại liệt.
Sự suy thoái kinh tế đã dẫn tới những quan ngại về hoạt động đóng góp viện trợ nhân đạo và bạo lực đã gây ảnh hưởng tới hoạt động phòng ngừa bệnh bại liệt ở Nigeria, Pakistan. Bill Gates nói rằng ông tới Ghana để có cái nhìn thực tế về thứ gì đã hoạt động và thứ gì không.
Ông đánh giá hệ thống chăm sóc y tế hàng đầu của Ghana hiện thuộc loại tốt nhất ở châu Phi, đồng thời còn ca ngợi cả Rwanda và Botswana.
Nhưng một số quốc gia khác lại không thành công như thế, đặc biệt là nước Nigeria, hiện vẫn là một trong ba nước có đại dịch bại liệt, dù có vị trí là nước sản xuất dầu lớn nhất châu Phi.
Ghana đã tiễu trừ bệnh bại liệt từ 10 năm trước và từ năm 2002 đã không có đứa trẻ nào ở nước này chết vì sởi nữa. Ghana có một số yếu tố đã giúp mang tới thành công ấy, bắt đầu bằng sự ổn định chính trị. Đất nước này là câu chuyện thành công về dân chủ ở Tây Phi và đã tổ chức được sáu cuộc bầu cử thành công kể từ khi chấm dứt chính quyền quân sự vào năm 1992.
Bill Gates và một số người khác chỉ ra nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới thành công nằm ở cách thức tổ chức hệ thống dịch vụ y tế ở đây, với các trung tâm y tế hoạt động rất hiệu quả, đã giúp đảm bảo tiêm vắcxin cho nhiều đứa trẻ nhất có thể.
Bệnh xá cấp quận nơi Gates tới thăm đã thu thập dữ liệu về việc tiêm chủng và tải lên một hệ thống thống kê dựa trên nền web - đây là điểm được Gates đánh giá cao và ông nói rằng cần phải có dữ liệu chất lượng để đánh giá các nỗ lực y tế.
Một chương trình thí điểm hiện đang được thực hiện, cho phép các trung tâm liên lạc với các bà mẹ thông qua tin nhắn điện thoại di động, gửi tới họ các lời khuyên chăm sóc sức khỏe và nhắc họ đưa con đi tiêm./.
Nhưng đó chính là nơi Bill Gates muốn tới, trong một bệnh xá lợp mái tôn, tại một ngôi làng ở Ghana, lắng nghe các nhân viên y tế giải thích về quy trình mà họ thực hiện khi tiêm vắcxin cho trẻ em.
"Có những nước nơi tôi ít được nghe người ta nói tới nhất" - người đàn ông 57 tuổi kiêm sáng lập viên Microsoft cho AFP biết vào cuối ngày thứ Ba, sau khi một phóng viên chỉ cho ông thấy vài người trong bệnh xá này không biết ông là ai - "Có thể một số người ở thủ đô biết tôi, nhưng điều đó chẳng có gì liên quan tới việc vì sao chúng tôi lại làm công việc này."
Quỹ của Bill Gates đang trong một chiến dịch được nhiều người biết tới nhằm nâng cao sức khỏe con người thông qua việc tiêm vắcxin tại các nước nghèo nhất. Ghana, nước có mức độ miễn nhiễm trên 90% với một số căn bệnh, đang được xem là một câu chuyện thành công.
Đó là lý do vì sao Bill Gates, người được Forbes xếp hạng thứ hai thế giới về mức độ giàu có, đã tới thăm Ghana trong tuần này và nói chuyện với các quan chức ở bệnh xá trên về nỗ lực của họ. Quỹ Bill và Melinda Gates hiện là bên đóng góp chính cho Liên minh GAVI, vốn giúp đưa vắcxin tới cho các nước đang phát triển, gồm Ghana.
Chuyến viếng thăm của ông diễn ra trước Hội nghị Vắcxin Toàn cầu dự kiến diễn ra ở Abu Dhabi vào ngày 24/4 và 25/4, nơi ông và một số người khác sẽ cố nêu bật nhu cầu cần tiếp tục hoạt động tiêm vắcxin ngừa bệnh, cũng như thảo luận về kế hoạch sáu năm nhằm tiêu diệt bệnh bại liệt.
Sự suy thoái kinh tế đã dẫn tới những quan ngại về hoạt động đóng góp viện trợ nhân đạo và bạo lực đã gây ảnh hưởng tới hoạt động phòng ngừa bệnh bại liệt ở Nigeria, Pakistan. Bill Gates nói rằng ông tới Ghana để có cái nhìn thực tế về thứ gì đã hoạt động và thứ gì không.
Ông đánh giá hệ thống chăm sóc y tế hàng đầu của Ghana hiện thuộc loại tốt nhất ở châu Phi, đồng thời còn ca ngợi cả Rwanda và Botswana.
Nhưng một số quốc gia khác lại không thành công như thế, đặc biệt là nước Nigeria, hiện vẫn là một trong ba nước có đại dịch bại liệt, dù có vị trí là nước sản xuất dầu lớn nhất châu Phi.
Ghana đã tiễu trừ bệnh bại liệt từ 10 năm trước và từ năm 2002 đã không có đứa trẻ nào ở nước này chết vì sởi nữa. Ghana có một số yếu tố đã giúp mang tới thành công ấy, bắt đầu bằng sự ổn định chính trị. Đất nước này là câu chuyện thành công về dân chủ ở Tây Phi và đã tổ chức được sáu cuộc bầu cử thành công kể từ khi chấm dứt chính quyền quân sự vào năm 1992.
Bill Gates và một số người khác chỉ ra nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới thành công nằm ở cách thức tổ chức hệ thống dịch vụ y tế ở đây, với các trung tâm y tế hoạt động rất hiệu quả, đã giúp đảm bảo tiêm vắcxin cho nhiều đứa trẻ nhất có thể.
Bệnh xá cấp quận nơi Gates tới thăm đã thu thập dữ liệu về việc tiêm chủng và tải lên một hệ thống thống kê dựa trên nền web - đây là điểm được Gates đánh giá cao và ông nói rằng cần phải có dữ liệu chất lượng để đánh giá các nỗ lực y tế.
Một chương trình thí điểm hiện đang được thực hiện, cho phép các trung tâm liên lạc với các bà mẹ thông qua tin nhắn điện thoại di động, gửi tới họ các lời khuyên chăm sóc sức khỏe và nhắc họ đưa con đi tiêm./.
Linh Vũ (Vietnam+)