Ngày 14/10, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương đã quyết định hạ tải trọng khẩn cấp từ 25 tấn xuống còn 10 tấn để cứu cầu Ông Cộ - chiếc cầu độc đạo bắc qua sông Thị Tính nối thị xã Thủ Dầu Một đi huyện Bến Cát và Dầu Tiếng đã bị một phương tiện đường thủy đâm làm đứt một phần cốt lõi thép và làm nứt khối bêtông dầm cầu khiến nguy cơ cầu không đảm bảo an toàn.
Ông Nguyễn Văn Giang, Chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương cho biết: Phương tiện đường thủy gây ra sự cố này đang được các ngành chức năng khẩn trương điều tra và truy lùng.
Ngay trong ngày, Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với một đơn vị ở Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành đo thử tải trọng nhằm giám định mức độ an toàn cầu Ông Cộ. Tuy nhiên, cho đến chiều nay các ngành chức năng vẫn chưa đưa ra kết luận và làm rõ nguyên nhân.
Tại hiện trường, mỗi lượt xe tải đi qua, cầu có biểu hiện rung lắc dữ dội. Mặc dù, Sở Giao thông vận tải tiến hành treo biển cảnh báo và giảm tải trọng xuống còn 10 tấn để đảm bảo an toàn, nhưng các phượng tiện xe tải chuyên chở cát vượt tải trọng vẫn đi qua cầu.
Cầu Ông Cộ bắc qua sông Thị Tính (xã Phú An, Bến Cát và xã Tân An, Thị xã Thủ Dầu Một) được xây dựng từ năm 1995, với trọng tải 25 tấn. Cây cầu nằm trên đường ĐT744 là tuyến đường chính nối liền quốc lộ 13 với các khu công nghiệp An Tây, Mai Trung, Việt Hương 2… thuộc xã An Tây, huyện Bến Cát và một số cụm công nghiệp của huyện Dầu Tiếng có mật độ tiện tham gia giao thông rất lớn. Hơn thế nữa, đường DT744 đang mở rộng lên 6 làn xe, trở thành tuyến đường trọng yếu để thúc đẩy các huyện phía Bắc tỉnh Bình Dương phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cầu Ông Cộ đã xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ sập.
Tại vị trí cầu Ông Cộ, chúng tôi quan sát nằm gần chân cầu có hàng chục sà lan chuyên chở cát đang neo đậu. Một chiếc sà lan cả ngàn tấn bị chìm nghiêng dưới lòng sông. Ông Phan Văn Trị, ở ấp Phú Thứ, xã Phú An, huyện Bến Cát cho biết, mỗi ngày có hàng trăm lượt sà lan qua lại dưới cầu Ông Cộ nên không biết phương tiện gì đụng vào dầm cầu khi nào.
Gần đây phía trong ấp có một dự án sang lấp mặt bằng nên sà lan vận chuyển cát trên sông Thị Tính hoạt động chuyên chở ra vào đây tăng lên chóng mặt với hàng trăm lượt sà lan gầm rú trên sông Thị Tính mỗi ngày.
Hiện lực lượng thanh tra giao thông đã tiến hành phân luồng các phương tiện đường bộ có tải trọng trên 10 tấn lưu thông từ hướng huyện Dầu Tiếng về sẽ đi qua ngã ba Rạch Bắp ra thị trấn Mỹ Phước và theo hướng quốc lộ 13 về Thị xã Thủ Dầu Một.
Các phương tiện từ các khu công nghiệp trên địa bàn xã An Tây, Phú An sẽ qua ngã ba Thùng Thơ để ra quốc lộ 13. Từ Thị xã Thủ Dầu Một lên các địa bàn trên, các phương tiện trên 10 tấn sẽ đi qua ngã ba Phú Thứ, hoặc đi thẳng quốc lộ 13 lên thị trấn Mỹ Phước để giảm tải cho cầu Ông Cộ./.
Ông Nguyễn Văn Giang, Chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương cho biết: Phương tiện đường thủy gây ra sự cố này đang được các ngành chức năng khẩn trương điều tra và truy lùng.
Ngay trong ngày, Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với một đơn vị ở Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành đo thử tải trọng nhằm giám định mức độ an toàn cầu Ông Cộ. Tuy nhiên, cho đến chiều nay các ngành chức năng vẫn chưa đưa ra kết luận và làm rõ nguyên nhân.
Tại hiện trường, mỗi lượt xe tải đi qua, cầu có biểu hiện rung lắc dữ dội. Mặc dù, Sở Giao thông vận tải tiến hành treo biển cảnh báo và giảm tải trọng xuống còn 10 tấn để đảm bảo an toàn, nhưng các phượng tiện xe tải chuyên chở cát vượt tải trọng vẫn đi qua cầu.
Cầu Ông Cộ bắc qua sông Thị Tính (xã Phú An, Bến Cát và xã Tân An, Thị xã Thủ Dầu Một) được xây dựng từ năm 1995, với trọng tải 25 tấn. Cây cầu nằm trên đường ĐT744 là tuyến đường chính nối liền quốc lộ 13 với các khu công nghiệp An Tây, Mai Trung, Việt Hương 2… thuộc xã An Tây, huyện Bến Cát và một số cụm công nghiệp của huyện Dầu Tiếng có mật độ tiện tham gia giao thông rất lớn. Hơn thế nữa, đường DT744 đang mở rộng lên 6 làn xe, trở thành tuyến đường trọng yếu để thúc đẩy các huyện phía Bắc tỉnh Bình Dương phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cầu Ông Cộ đã xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ sập.
Tại vị trí cầu Ông Cộ, chúng tôi quan sát nằm gần chân cầu có hàng chục sà lan chuyên chở cát đang neo đậu. Một chiếc sà lan cả ngàn tấn bị chìm nghiêng dưới lòng sông. Ông Phan Văn Trị, ở ấp Phú Thứ, xã Phú An, huyện Bến Cát cho biết, mỗi ngày có hàng trăm lượt sà lan qua lại dưới cầu Ông Cộ nên không biết phương tiện gì đụng vào dầm cầu khi nào.
Gần đây phía trong ấp có một dự án sang lấp mặt bằng nên sà lan vận chuyển cát trên sông Thị Tính hoạt động chuyên chở ra vào đây tăng lên chóng mặt với hàng trăm lượt sà lan gầm rú trên sông Thị Tính mỗi ngày.
Hiện lực lượng thanh tra giao thông đã tiến hành phân luồng các phương tiện đường bộ có tải trọng trên 10 tấn lưu thông từ hướng huyện Dầu Tiếng về sẽ đi qua ngã ba Rạch Bắp ra thị trấn Mỹ Phước và theo hướng quốc lộ 13 về Thị xã Thủ Dầu Một.
Các phương tiện từ các khu công nghiệp trên địa bàn xã An Tây, Phú An sẽ qua ngã ba Thùng Thơ để ra quốc lộ 13. Từ Thị xã Thủ Dầu Một lên các địa bàn trên, các phương tiện trên 10 tấn sẽ đi qua ngã ba Phú Thứ, hoặc đi thẳng quốc lộ 13 lên thị trấn Mỹ Phước để giảm tải cho cầu Ông Cộ./.
Dương Chí Tưởng (TTXVN/Vietnam+)