Về sự cố cháu Trương Thúy Vy, 14 tháng tuổi bị chết ngày 25/2 chỉ sau hai ngày gửi tại Trường mầm non tư thục Tuổi Ngọc, khu phố Nhị Đồng 1, thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An (Bình Dương), cha của bé Vy, ông Trương Công Nhinh cho biết, ngày 26/2, đại diện nhà trường đã đến gia đình hứa khắc phục hậu quả.
Qua khám nghiệm tử thi và hiện trường, bước đầu xác định bé tử vong là do ngạt nước... Cơ quan chức năng sẽ xử lý vụ việc.
Qua đây, cảnh báo sự không an toàn, tiềm ẩn những nguy hiểm của nhiều cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn Bình Dương.
Theo số liệu của Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Bình Dương tại Hội nghị xã hội hóa giáo dục mầm non tổ chức cuối tháng 8/2009 cho thấy, toàn tỉnh có 226 cơ sở giáo dục mầm non với 48.965 trẻ ra lớp, trong đó có 99 trường công lập, 44 trường và 83 điểm nhóm-lớp tư thục với 728 nhóm lớp chiếm 46,37% so tổng số nhóm lớp mầm non toàn tỉnh.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là số chưa được cấp phép hoạt động có tới 130 cơ sở với 185 nhóm lớp chiếm tỉ lệ 50,78% tổng số cơ sở tư thục, tập trung nhiều ở huyện Dĩ An và Thuận An, nơi có nhiều khu công nghiệp.
Nguyên nhân do số trẻ tăng nhanh dẫn đến các nhóm-lớp mầm non họat động tự phát cũng tăng theo.
Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tự phát thường có quy mô từ 8-30 cháu, trong đó 48,8% nhóm trẻ-lớp có số trẻ vượt mức 50 cháu đăng ký ban đầu, cá biệt một số nhóm trẻ-lớp có quy mô trên 100 cháu...
Riêng huyện Dĩ An, năm học 2008-2009 có 40 cơ sở mầm non-mẫu giáo ngoài công lập chưa được cấp phép với số trẻ 1.980 cháu.
Cảnh báo sự cố "chết người" nêu trên cũng đã được Hội nghị xã hội hóa giáo dục mầm non chỉ ra, do tình hình phát triển nhanh, mạnh của các khu công nghiệp ở một số huyện thị như Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên kéo theo việc hình thành các khu dân cư với tỉ lệ nữ công nhân khá cao đã làm phát triển nhanh số trẻ ra lớp, do đó hầu hết các trường mầm non đều quá tải.
Với mức lương công nhân thấp, các bà mẹ chỉ có thể gửi con vào nơi có mức thu phí thấp dẫn đến các nhóm-lớp mầm non tự phát xuất hiện với chất lượng kém; hầu hết đều chưa đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ nên tiềm ẩn nhiều rủi ro và không đảm bảo an toàn cho trẻ"./.
Qua khám nghiệm tử thi và hiện trường, bước đầu xác định bé tử vong là do ngạt nước... Cơ quan chức năng sẽ xử lý vụ việc.
Qua đây, cảnh báo sự không an toàn, tiềm ẩn những nguy hiểm của nhiều cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn Bình Dương.
Theo số liệu của Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Bình Dương tại Hội nghị xã hội hóa giáo dục mầm non tổ chức cuối tháng 8/2009 cho thấy, toàn tỉnh có 226 cơ sở giáo dục mầm non với 48.965 trẻ ra lớp, trong đó có 99 trường công lập, 44 trường và 83 điểm nhóm-lớp tư thục với 728 nhóm lớp chiếm 46,37% so tổng số nhóm lớp mầm non toàn tỉnh.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là số chưa được cấp phép hoạt động có tới 130 cơ sở với 185 nhóm lớp chiếm tỉ lệ 50,78% tổng số cơ sở tư thục, tập trung nhiều ở huyện Dĩ An và Thuận An, nơi có nhiều khu công nghiệp.
Nguyên nhân do số trẻ tăng nhanh dẫn đến các nhóm-lớp mầm non họat động tự phát cũng tăng theo.
Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tự phát thường có quy mô từ 8-30 cháu, trong đó 48,8% nhóm trẻ-lớp có số trẻ vượt mức 50 cháu đăng ký ban đầu, cá biệt một số nhóm trẻ-lớp có quy mô trên 100 cháu...
Riêng huyện Dĩ An, năm học 2008-2009 có 40 cơ sở mầm non-mẫu giáo ngoài công lập chưa được cấp phép với số trẻ 1.980 cháu.
Cảnh báo sự cố "chết người" nêu trên cũng đã được Hội nghị xã hội hóa giáo dục mầm non chỉ ra, do tình hình phát triển nhanh, mạnh của các khu công nghiệp ở một số huyện thị như Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên kéo theo việc hình thành các khu dân cư với tỉ lệ nữ công nhân khá cao đã làm phát triển nhanh số trẻ ra lớp, do đó hầu hết các trường mầm non đều quá tải.
Với mức lương công nhân thấp, các bà mẹ chỉ có thể gửi con vào nơi có mức thu phí thấp dẫn đến các nhóm-lớp mầm non tự phát xuất hiện với chất lượng kém; hầu hết đều chưa đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ nên tiềm ẩn nhiều rủi ro và không đảm bảo an toàn cho trẻ"./.
Quách Lắm (Vietnam+)