Ngày 23/2, nghi can người Mỹ trong vụ WikiLeaks, Bradley Manning, đã từ chối nhận có tội hay vô tội khi nghe lệnh truy tố vì tội tiết lộ nhiều tài liệu mật cho trang web chuyên công khai những bí mật của các chính phủ trên thế giới.
Manning, một binh nhì 24 tuổi thuộc quân đội Mỹ, bị buộc 22 tội liên quan đến một trong những vụ rò rỉ thông tin tình báo lớn nhất lịch sử nước Mỹ.
Tội nghiêm trọng nhất - “giúp đỡ kẻ thù” có thể khiến anh ta phải ngồi tù trọn đời.
Vẫn mặc quân phục và được các luật sư vây quanh, Manning gần như im lặng hoàn toàn trong 45 phút nhà chức trách đọc lệnh truy tố anh ở một căn cứ quân sự ngoại ô Washington.
Anh chỉ đáp ngắn gọn “Có, thưa ngài” khi thẩm phán quân đội Denise Lind hỏi anh có hiểu các quyền và cáo buộc nhắm vào mình hay không.
Manning chưa phải tuyên bố mình có tội hay không cho tới khi phiên tòa quân sự xử anh bắt đầu. Anh ta cũng không trả lời khi được hỏi muốn được xét xử bởi một thẩm phán quân đội duy nhất hay một ban hội thẩm quân đội.
Trong phiên điều trần, thẩm phán đã hỏi các công tố viên và luật sư bên bị khi nào họ muốn phiên tòa bắt đầu. Công tố viên quân đội chọn ngày 3/8 làm ngày bắt đầu phiên tòa, nhưng luật sư dân sự của Manning, David Coombs, yêu cầu phiên tòa bắt đầu từ tháng 6.
“Tính tới nay, Bradley Manning đã bị tạm giam 635 ngày,” Coombs nói.
Ngay trong phiên điều trần, một thành viên của nhóm hoạt động Code Pink hét lớn: “Ngài thẩm phán, chẳng lẽ một binh sỹ không được báo cáo tội ác chiến tranh sao?”
Manning bị cáo buộc đã chuyển hàng trăm nghìn báo cáo chiến trường của quân đội Mỹ ở Iraq và Afghanistan cũng như các công hàm ngoại giao cho WikiLeaks từ tháng 11/2009 tới tháng 5/2010, khi anh còn làm công tác phân tích tình báo ở Iraq.
Những tài liệu bị tiết lộ đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc giết hại dân thường, trong khi các công hàm ngoại giao tiết lộ những nhận xét riêng tư về các nguyên thủ quốc gia và cái nhìn tráo trở của những quan chức cấp cao Mỹ.
Chính quyền Mỹ đã chỉ trích dữ dội các tài liệu được tiết lộ trên WikiLeaks, cho rằng nó đe dọa an ninh quốc gia và mạng sống của những người Mỹ làm việc ở nước ngoài. Những người ủng hộ WikiLeaks cho rằng trang mạng này đã vạch rõ những thủ đoạn của Mỹ, đồng thời coi Manning là một tù nhân lương tâm.
Các điều tra viên quân đội nói trong một cuộc điều trần vào tháng 12 rằng các thông tin liên lạc với người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, các báo cáo quân đội, công hàm và các tài liệu mật khác đã được tìm thấy trong các ổ cứng máy tính của Manning.
Trong khi đó, tổ chức Bradley Manning Support Network (Mạng lưới ủng hộ Bradley Manning) cho biết Manning đã được các thành viên Quốc hội Iceland đề cử giải Nobel hòa bình.
Assange hiện giờ vẫn đang bị tạm giam ở Anh chờ một quyết định dẫn độ về Thụy Điển, nơi ông bị cáo buộc các tội xâm hại tình dục và cưỡng hiếp./.
Manning, một binh nhì 24 tuổi thuộc quân đội Mỹ, bị buộc 22 tội liên quan đến một trong những vụ rò rỉ thông tin tình báo lớn nhất lịch sử nước Mỹ.
Tội nghiêm trọng nhất - “giúp đỡ kẻ thù” có thể khiến anh ta phải ngồi tù trọn đời.
Vẫn mặc quân phục và được các luật sư vây quanh, Manning gần như im lặng hoàn toàn trong 45 phút nhà chức trách đọc lệnh truy tố anh ở một căn cứ quân sự ngoại ô Washington.
Anh chỉ đáp ngắn gọn “Có, thưa ngài” khi thẩm phán quân đội Denise Lind hỏi anh có hiểu các quyền và cáo buộc nhắm vào mình hay không.
Manning chưa phải tuyên bố mình có tội hay không cho tới khi phiên tòa quân sự xử anh bắt đầu. Anh ta cũng không trả lời khi được hỏi muốn được xét xử bởi một thẩm phán quân đội duy nhất hay một ban hội thẩm quân đội.
Trong phiên điều trần, thẩm phán đã hỏi các công tố viên và luật sư bên bị khi nào họ muốn phiên tòa bắt đầu. Công tố viên quân đội chọn ngày 3/8 làm ngày bắt đầu phiên tòa, nhưng luật sư dân sự của Manning, David Coombs, yêu cầu phiên tòa bắt đầu từ tháng 6.
“Tính tới nay, Bradley Manning đã bị tạm giam 635 ngày,” Coombs nói.
Ngay trong phiên điều trần, một thành viên của nhóm hoạt động Code Pink hét lớn: “Ngài thẩm phán, chẳng lẽ một binh sỹ không được báo cáo tội ác chiến tranh sao?”
Manning bị cáo buộc đã chuyển hàng trăm nghìn báo cáo chiến trường của quân đội Mỹ ở Iraq và Afghanistan cũng như các công hàm ngoại giao cho WikiLeaks từ tháng 11/2009 tới tháng 5/2010, khi anh còn làm công tác phân tích tình báo ở Iraq.
Những tài liệu bị tiết lộ đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc giết hại dân thường, trong khi các công hàm ngoại giao tiết lộ những nhận xét riêng tư về các nguyên thủ quốc gia và cái nhìn tráo trở của những quan chức cấp cao Mỹ.
Chính quyền Mỹ đã chỉ trích dữ dội các tài liệu được tiết lộ trên WikiLeaks, cho rằng nó đe dọa an ninh quốc gia và mạng sống của những người Mỹ làm việc ở nước ngoài. Những người ủng hộ WikiLeaks cho rằng trang mạng này đã vạch rõ những thủ đoạn của Mỹ, đồng thời coi Manning là một tù nhân lương tâm.
Các điều tra viên quân đội nói trong một cuộc điều trần vào tháng 12 rằng các thông tin liên lạc với người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, các báo cáo quân đội, công hàm và các tài liệu mật khác đã được tìm thấy trong các ổ cứng máy tính của Manning.
Trong khi đó, tổ chức Bradley Manning Support Network (Mạng lưới ủng hộ Bradley Manning) cho biết Manning đã được các thành viên Quốc hội Iceland đề cử giải Nobel hòa bình.
Assange hiện giờ vẫn đang bị tạm giam ở Anh chờ một quyết định dẫn độ về Thụy Điển, nơi ông bị cáo buộc các tội xâm hại tình dục và cưỡng hiếp./.
Trần Trọng (Vietnam+)