BlackBerry là chiếc điện thoại ưa thích không chỉ của giới doanh nhân mà cả những tên tội phạm, vì tính bảo mật tuyệt vời. Bởi vậy, một số quốc gia coi nó như mối đe dọa cho an ninh quốc gia.
Là một trong những dòng điện thoại đa chức năng hàng đầu có chức năng gửi nhận thư điện tử và tin nhắn, từ nhiều tuần nay, BlackBerry là mục tiêu tấn công của một số quốc gia và bị coi như mối đe dọa cho an ninh quốc gia của họ.
Trái với các đối thủ khác như Iphone, Android và Windows Mobile, BlackBerry giúp người sử dụng bảo mật thông tin đến nỗi gây khó khăn cho công tác giám sát an ninh của các quốc gia.
Trên đe....
Vào đầu tháng Tám này, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đã quyết định cấm sử dụng BlackBerry trong thời gian tới, bởi nhà sản xuất Canada, Researcha In Motion (RIM) đã từ chối hợp tác trong vấn đề giám sát người sử dụng nhằm "mục đích đấu tranh chống khủng bố."
Cùng thời điểm, Arập Xêút cũng đã đe dọa sử dụng biện pháp tương tự đối với RIM.
Kể từ sau vụ khủng bố tại Bombay vào tháng 11/2008, Ấn Độ đã từng thương lượng với RIM để có được công cụ giám sát hiệu quả hơn đối với các phần tử khủng bố, chính vì vậy, lợi dụng bối cảnh này, New Delhi đã gia tăng thêm sức ép với BlackBerry.
Những lời đe dọa này có vẻ như mang lại hiệu quả, bởi một thỏa thuận đã được thông qua giữa Arập Xêút và RIM.
Ngoài ra, theo thông tin từ Nhật báo Wall Street Journal, RIM cũng đã đề xuất với Ấn Độ các thủ tục để giúp cơ quan an ninh nước này giám sát các thông tin mà họ quan tâm.
Thực tế, để được kinh doanh từ ba năm nay tại hai thị trường màu mỡ là Trung Quốc và Nga, nơi mà lực lượng an ninh, tình báo không hề khoan nhượng chút nào, RIM đã phải thương lượng hàng năm ròng với chính phủ những nước này để đảm bảo rằng các thiết bị của hãng này "không hề đe dọa tới an ninh quốc gia của họ."
Không chỉ có vậy, Mỹ và Anh vốn là những quốc gia luôn đi đầu trong bảo vệ tự do cá nhân, công khai bảo vệ BlackBerry trước các áp lực kể trên, thực tế từ lâu đã có được sự chấp thuận của RIM trong việc tiếp cận các thông tin trao đổi của người sử dụng.
Và dưới búa...
Trước thực tế trên, các khách hàng của BlackBerry bắt đầu lo lắng về tính bảo mật của chiếc điện thoại của mình và cũng là lý do mà họ chọn lựa sản phẩm này. Trong tuần qua, các ngân hàng lớn của Mỹ là Goldman Sachs và JP Morgan Chase đã tiến hành nhiều cuộc trao đổi với RIM nhằm đòi hỏi quyền lợi bảo mật thông tin.
Ở thế "trên đe dưới búa," BlackBerry đang cố gắng làm vừa lòng tất cả các bên bởi uy tín của hãng đang bị đe dọa nghiêm trọng./.
Là một trong những dòng điện thoại đa chức năng hàng đầu có chức năng gửi nhận thư điện tử và tin nhắn, từ nhiều tuần nay, BlackBerry là mục tiêu tấn công của một số quốc gia và bị coi như mối đe dọa cho an ninh quốc gia của họ.
Trái với các đối thủ khác như Iphone, Android và Windows Mobile, BlackBerry giúp người sử dụng bảo mật thông tin đến nỗi gây khó khăn cho công tác giám sát an ninh của các quốc gia.
Trên đe....
Vào đầu tháng Tám này, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đã quyết định cấm sử dụng BlackBerry trong thời gian tới, bởi nhà sản xuất Canada, Researcha In Motion (RIM) đã từ chối hợp tác trong vấn đề giám sát người sử dụng nhằm "mục đích đấu tranh chống khủng bố."
Cùng thời điểm, Arập Xêút cũng đã đe dọa sử dụng biện pháp tương tự đối với RIM.
Kể từ sau vụ khủng bố tại Bombay vào tháng 11/2008, Ấn Độ đã từng thương lượng với RIM để có được công cụ giám sát hiệu quả hơn đối với các phần tử khủng bố, chính vì vậy, lợi dụng bối cảnh này, New Delhi đã gia tăng thêm sức ép với BlackBerry.
Những lời đe dọa này có vẻ như mang lại hiệu quả, bởi một thỏa thuận đã được thông qua giữa Arập Xêút và RIM.
Ngoài ra, theo thông tin từ Nhật báo Wall Street Journal, RIM cũng đã đề xuất với Ấn Độ các thủ tục để giúp cơ quan an ninh nước này giám sát các thông tin mà họ quan tâm.
Thực tế, để được kinh doanh từ ba năm nay tại hai thị trường màu mỡ là Trung Quốc và Nga, nơi mà lực lượng an ninh, tình báo không hề khoan nhượng chút nào, RIM đã phải thương lượng hàng năm ròng với chính phủ những nước này để đảm bảo rằng các thiết bị của hãng này "không hề đe dọa tới an ninh quốc gia của họ."
Không chỉ có vậy, Mỹ và Anh vốn là những quốc gia luôn đi đầu trong bảo vệ tự do cá nhân, công khai bảo vệ BlackBerry trước các áp lực kể trên, thực tế từ lâu đã có được sự chấp thuận của RIM trong việc tiếp cận các thông tin trao đổi của người sử dụng.
Và dưới búa...
Trước thực tế trên, các khách hàng của BlackBerry bắt đầu lo lắng về tính bảo mật của chiếc điện thoại của mình và cũng là lý do mà họ chọn lựa sản phẩm này. Trong tuần qua, các ngân hàng lớn của Mỹ là Goldman Sachs và JP Morgan Chase đã tiến hành nhiều cuộc trao đổi với RIM nhằm đòi hỏi quyền lợi bảo mật thông tin.
Ở thế "trên đe dưới búa," BlackBerry đang cố gắng làm vừa lòng tất cả các bên bởi uy tín của hãng đang bị đe dọa nghiêm trọng./.
Đức Hùng (Vietnam+)