Trong các ngày 20, 23/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi; Bí thư Trung Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã làm việc với Ban Thường vụ Đảng bộ các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa để cho ý kiến về công tác chuẩn bị Đại hội tại các đảng bộ này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có kết luận cụ thể cho từng Đảng bộ, sau khi nghe đại diện Đảng bộ các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa báo cáo dự thảo các văn kiện như báo cáo chính trị, kiểm điểm sự lãnh đạo chỉ đạo của Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2005-2010, dự thảo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ và phương án công tác nhân sự nhiệm kỳ 2010-2015; ý kiến đóng góp của đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, cũng như ý kiến của ông Nguyễn Văn Chi và bà Tòng Thị Phóng, thay mặt Bộ Chính trị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Đảng bộ các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình và Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo xây dựng các văn kiện và phương hướng công tác nhân sự chu đáo, nghiêm túc đúng quy trình theo tinh thần của Chỉ thị 37 của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Trung ương, thể hiện được vai trò, trách nhiệm của tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ từng tỉnh, mở rộng dân chủ, tranh thủ được trí tuệ của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân.
Nhất trí với những đánh giá về những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng và các tổ chức chính trị-xã hội của từng Đảng bộ giai đoạn 2006-2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình và Thanh Hóa trong nhiệm kỳ qua đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, phát huy lợi thế trên từng địa bàn, chủ động nắm bắt thời cơ, đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó GDP của Bắc Giang tăng bình quân 8,9%, Ninh Bình 16,5%, Thanh Hóa 11,3%.
Gắn với đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ba tỉnh đều theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp-dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội.
Công tác xây dựng Đảng, thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng... được chú trọng tập trung chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Ghi nhận tinh thần phê bình, tự phê bình của Đảng bộ các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém mà các địa phương khắc phục trong thời gian tới. Đó là kết cấu hạ tầng dù được nâng cấp nhưng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, chưa làm tốt việc kết nối với các vùng kinh tế động lực, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn cao, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là ở các huyện miền núi, chất lượng công tác tham mưu, dự báo tình hình, phát hiện nhân tố mới, tổng kết thực tiễn còn hạn chế...
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Đảng bộ Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa tập trung lãnh đạo chỉ đạo, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của tỉnh để phát triển bền vững, trong đó ba tỉnh cần rà soát lại quy hoạch, tập trung các biện pháp nhằm thu hút đầu tư công nghiệp công nghệ cao vào các khu công nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó chú trọng chất lượng giáo dục-đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, đồng thời chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới phát triển nhanh gắn với chất lượng và hiệu quả.
Ba tỉnh cần đặt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng, chính yếu trong nhiệm kỳ tới, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với định hướng phát triển xây dựng nông thôn mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gợi ý Bắc Giang cần phát huy lợi thế về giao thông thuận lợi (đường bộ và đường sắt), đất rộng để phát triển công nghiệp và phát triển cây công nghiệp gắn với chăn nuôi, chế biến. Do vậy, Đảng bộ tỉnh tính toán xây dựng chiến lược thu hút đầu tư để lấp đầy 34 khu và cụm công nghiệp và các doanh nghiệp chế biến nông-lâm sản, đồng thời tập trung nâng cao độ che phủ rừng.
Tỉnh Ninh Bình cần tiếp tục khai thác lợi thế về vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, du lịch, chăn nuôi... để cập nhật lại quy hoạch nhằm phát triển nhanh gắn với bảo vệ môi trường.
Tỉnh Thanh Hóa phát huy lợi thế về đất đai, tài nguyên, kinh tế biển để phát triển trong 5 năm tới, trong đó tiếp tục thực hiện cơ chế chính sách tạo hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn, phát triển nuôi trồng thủy sản và nghề rừng gắn với chế biến.
Đảng bộ Thanh Hóa tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội 11 huyện miền Tây của tỉnh, giảm nghèo nhanh và bền vững cho người dân nơi đây.
Đề cập về công tác xây dựng Đảng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Đảng bộ tiếp tục đổi mới và thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng trong Đảng, nhân dân, cán bộ và công nhân lao động; đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", trọng tâm là "làm theo."
Đảng bộ các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa cần chú trọng kiện toàn bộ máy trong hệ thống chính trị, đặc biệt quan tâm củng cố hệ thống chính trị cơ sở, công tác phòng chống tham nhũng, làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ nữ, cán bộ trẻ....
Các Đảng bộ cần chú ý xây dựng sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ đã đề ra.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cơ bản nhất trí với đề án nhân sự do Tỉnh ủy Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa chuẩn bị, trong đó lưu ý phải đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ như Chỉ thị 37 của Bộ Chính trị yêu cầu, đồng thời nhất trí thời gian tổ chức Đại hội đại biểu các tỉnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị, trên cơ sở ý kiến của các ông Nguyễn Văn Chi và bà Tòng Thị Phóng, góp ý của các bộ, ban, ngành, các tỉnh ủy Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa cần bổ sung, hoàn thiện nâng cao một bước chất lượng các báo cáo trình đại hội sắp tới./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có kết luận cụ thể cho từng Đảng bộ, sau khi nghe đại diện Đảng bộ các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa báo cáo dự thảo các văn kiện như báo cáo chính trị, kiểm điểm sự lãnh đạo chỉ đạo của Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2005-2010, dự thảo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ và phương án công tác nhân sự nhiệm kỳ 2010-2015; ý kiến đóng góp của đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, cũng như ý kiến của ông Nguyễn Văn Chi và bà Tòng Thị Phóng, thay mặt Bộ Chính trị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Đảng bộ các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình và Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo xây dựng các văn kiện và phương hướng công tác nhân sự chu đáo, nghiêm túc đúng quy trình theo tinh thần của Chỉ thị 37 của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Trung ương, thể hiện được vai trò, trách nhiệm của tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ từng tỉnh, mở rộng dân chủ, tranh thủ được trí tuệ của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các nhà khoa học, các tầng lớp nhân dân.
Nhất trí với những đánh giá về những kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng và các tổ chức chính trị-xã hội của từng Đảng bộ giai đoạn 2006-2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao nỗ lực của Đảng bộ các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình và Thanh Hóa trong nhiệm kỳ qua đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, phát huy lợi thế trên từng địa bàn, chủ động nắm bắt thời cơ, đạt được những thành tựu quan trọng và khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó GDP của Bắc Giang tăng bình quân 8,9%, Ninh Bình 16,5%, Thanh Hóa 11,3%.
Gắn với đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ba tỉnh đều theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp-dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội.
Công tác xây dựng Đảng, thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng... được chú trọng tập trung chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Ghi nhận tinh thần phê bình, tự phê bình của Đảng bộ các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém mà các địa phương khắc phục trong thời gian tới. Đó là kết cấu hạ tầng dù được nâng cấp nhưng nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, chưa làm tốt việc kết nối với các vùng kinh tế động lực, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn cao, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là ở các huyện miền núi, chất lượng công tác tham mưu, dự báo tình hình, phát hiện nhân tố mới, tổng kết thực tiễn còn hạn chế...
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Đảng bộ Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa tập trung lãnh đạo chỉ đạo, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh của tỉnh để phát triển bền vững, trong đó ba tỉnh cần rà soát lại quy hoạch, tập trung các biện pháp nhằm thu hút đầu tư công nghiệp công nghệ cao vào các khu công nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó chú trọng chất lượng giáo dục-đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, đồng thời chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới phát triển nhanh gắn với chất lượng và hiệu quả.
Ba tỉnh cần đặt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng, chính yếu trong nhiệm kỳ tới, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với định hướng phát triển xây dựng nông thôn mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gợi ý Bắc Giang cần phát huy lợi thế về giao thông thuận lợi (đường bộ và đường sắt), đất rộng để phát triển công nghiệp và phát triển cây công nghiệp gắn với chăn nuôi, chế biến. Do vậy, Đảng bộ tỉnh tính toán xây dựng chiến lược thu hút đầu tư để lấp đầy 34 khu và cụm công nghiệp và các doanh nghiệp chế biến nông-lâm sản, đồng thời tập trung nâng cao độ che phủ rừng.
Tỉnh Ninh Bình cần tiếp tục khai thác lợi thế về vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, du lịch, chăn nuôi... để cập nhật lại quy hoạch nhằm phát triển nhanh gắn với bảo vệ môi trường.
Tỉnh Thanh Hóa phát huy lợi thế về đất đai, tài nguyên, kinh tế biển để phát triển trong 5 năm tới, trong đó tiếp tục thực hiện cơ chế chính sách tạo hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn, phát triển nuôi trồng thủy sản và nghề rừng gắn với chế biến.
Đảng bộ Thanh Hóa tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội 11 huyện miền Tây của tỉnh, giảm nghèo nhanh và bền vững cho người dân nơi đây.
Đề cập về công tác xây dựng Đảng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Đảng bộ tiếp tục đổi mới và thực hiện tốt công tác chính trị, tư tưởng trong Đảng, nhân dân, cán bộ và công nhân lao động; đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", trọng tâm là "làm theo."
Đảng bộ các tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa cần chú trọng kiện toàn bộ máy trong hệ thống chính trị, đặc biệt quan tâm củng cố hệ thống chính trị cơ sở, công tác phòng chống tham nhũng, làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ nữ, cán bộ trẻ....
Các Đảng bộ cần chú ý xây dựng sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ đã đề ra.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cơ bản nhất trí với đề án nhân sự do Tỉnh ủy Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa chuẩn bị, trong đó lưu ý phải đảm bảo tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ như Chỉ thị 37 của Bộ Chính trị yêu cầu, đồng thời nhất trí thời gian tổ chức Đại hội đại biểu các tỉnh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị, trên cơ sở ý kiến của các ông Nguyễn Văn Chi và bà Tòng Thị Phóng, góp ý của các bộ, ban, ngành, các tỉnh ủy Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa cần bổ sung, hoàn thiện nâng cao một bước chất lượng các báo cáo trình đại hội sắp tới./.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)