Tại Hội nghị Kế hoạch ngân sách năm 2013 các trường, các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa được tổ chức tại Hà Nội, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc xử lý các vi phạm trong ngành giáo dục.
Những tuyên bố của ông Bộ trưởng đã khiến không ít đại biểu ngỡ ngàng: “Những trường tuyển vượt chỉ tiêu sẽ xử lý hiệu trưởng, phải xử lý cá nhân chứ không chỉ xử lý tập thể, nếu không thay đổi thì nói trách nhiệm, ý thức, lương tâm chỉ là nói suông!”
Không làm thì “trảm tướng”
Xung quanh vấn đề phân bổ ngân sách, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng ý kiến của các chuyên gia khi cho rằng phải căn cứ trên chất lượng đầu ra thay vì số lượng đầu vào là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, do Vụ Kế hoạch tài chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa xây dựng được định mức nhân lực các ngành nên chưa thực hiện được.
“Điều này đã nói hai năm rồi mà không thay đổi. Đề nghị Vụ Kế hoạch tài chính chủ trì nghiên cứu, trong năm 2013 phải có thay đổi. Tôi xin nói trước, trong 2013 không thay đổi thì nhân sự Vụ sẽ thay đổi. Không làm được việc này thì nói đổi mới là nói suông,” Bộ trưởng Luận bức xúc nói.
Cùng với Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng yêu cầu các vụ, cần đổi mới mạnh mẽ lề lối phương pháp làm việc, trong đó có lề lối làm việc với cơ sở. Theo ông Luận, các đơn vị đã thay đổi khá nhiều nhưng cần đẩy mạnh nữa để đạt hiệu quả, tránh nửa vời.
Với các trường, hiệu trưởng nên sử dụng tối đa quyền tự chủ và phải thay đổi tư tưởng, không phải chỉ nghĩ để “làm không sai” mà phải làm cho sáng tạo, hiệu quả.
Nói về vấn đề tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ đã cử đoàn kiểm tra công tác tuyển sinh của các trường năm 2012 và phát hiện nhiều trường vi phạm, trong đó có nhiều trường vi phạm nghiêm trọng.
Theo đó, vị tư lệnh ngành giáo dục khẳng định Bộ sẽ ký quyết định kỷ luật từng trường. “Năm nay không ít trường vi phạm. Vấn đề là sẽ phạt ai? Mọi năm phạt trường 80 hay 100 triệu. Chỉ cần tính nhẩm, so với học phí thu được từ số sinh viên tuyển dư đã thấy có lãi, hiệu quả kinh tế cao. Năm nay sẽ không chỉ xử phạt tập thể nữa mà xử lý cá nhân, kỷ luật hiệu trưởng,” ông Luận nói.
“Siết” số lượng để nâng cao chất lượng
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ sẽ giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh, từ trung cấp đến thạc sĩ, tiến sĩ để nâng cao chất lượng.
Với bậc cao đẳng, đại học, tuy quy mô không thay đổi nhưng cơ cấu sẽ thay đổi theo hướng giảm chỉ tiêu đào tạo nhóm ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, tăng chỉ tiêu nhóm ngành kỹ thuật công nghệ, nông lâm, y dược, nghệ thuật.
Cụ thể, trong năm 2013, Bộ sẽ dừng việc mở trường, mở ngành thuộc khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh vì nhân lực các ngành này đã bão hòa.
Với bậc thạc sĩ, tiến sĩ, trước hết là giảm chỉ tiêu trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ quản lý giáo dục.
“Năm tới sẽ giảm ngay. Không thể có chuyện người không làm giáo dục, không biết gì về giáo dục lại đi làm thạc sĩ quản lý giáo dục và toàn bằng khá, giỏi,” ông Luận nói.
Những phát biểu chỉ đạo cụ thể và rốt ráo của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã thể hiện phần nào quyết tâm của ông trong việc chấn chỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục vốn đang có chiều hướng đi xuống và gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội.
Tuy nhiên, việc thay đổi thực sự hay không và thay đổi đến đâu vẫn còn phải phụ thuộc nhiều vào sự kiên quyết của Bộ, vì trên thực tế, rất nhiều quy định của Bộ vẫn không được các trường thực hiện một cách nghiêm túc, đơn cử như việc tuyển sinh vượt chỉ tiêu, năm nào Bộ cũng nhắc, cũng kiểm tra, kỷ luật nhưng các trường vẫn “đua nhau” vi phạm./.
Những tuyên bố của ông Bộ trưởng đã khiến không ít đại biểu ngỡ ngàng: “Những trường tuyển vượt chỉ tiêu sẽ xử lý hiệu trưởng, phải xử lý cá nhân chứ không chỉ xử lý tập thể, nếu không thay đổi thì nói trách nhiệm, ý thức, lương tâm chỉ là nói suông!”
Không làm thì “trảm tướng”
Xung quanh vấn đề phân bổ ngân sách, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng ý kiến của các chuyên gia khi cho rằng phải căn cứ trên chất lượng đầu ra thay vì số lượng đầu vào là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, do Vụ Kế hoạch tài chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa xây dựng được định mức nhân lực các ngành nên chưa thực hiện được.
“Điều này đã nói hai năm rồi mà không thay đổi. Đề nghị Vụ Kế hoạch tài chính chủ trì nghiên cứu, trong năm 2013 phải có thay đổi. Tôi xin nói trước, trong 2013 không thay đổi thì nhân sự Vụ sẽ thay đổi. Không làm được việc này thì nói đổi mới là nói suông,” Bộ trưởng Luận bức xúc nói.
Cùng với Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng yêu cầu các vụ, cần đổi mới mạnh mẽ lề lối phương pháp làm việc, trong đó có lề lối làm việc với cơ sở. Theo ông Luận, các đơn vị đã thay đổi khá nhiều nhưng cần đẩy mạnh nữa để đạt hiệu quả, tránh nửa vời.
Với các trường, hiệu trưởng nên sử dụng tối đa quyền tự chủ và phải thay đổi tư tưởng, không phải chỉ nghĩ để “làm không sai” mà phải làm cho sáng tạo, hiệu quả.
Nói về vấn đề tuyển sinh đại học, cao đẳng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ đã cử đoàn kiểm tra công tác tuyển sinh của các trường năm 2012 và phát hiện nhiều trường vi phạm, trong đó có nhiều trường vi phạm nghiêm trọng.
Theo đó, vị tư lệnh ngành giáo dục khẳng định Bộ sẽ ký quyết định kỷ luật từng trường. “Năm nay không ít trường vi phạm. Vấn đề là sẽ phạt ai? Mọi năm phạt trường 80 hay 100 triệu. Chỉ cần tính nhẩm, so với học phí thu được từ số sinh viên tuyển dư đã thấy có lãi, hiệu quả kinh tế cao. Năm nay sẽ không chỉ xử phạt tập thể nữa mà xử lý cá nhân, kỷ luật hiệu trưởng,” ông Luận nói.
“Siết” số lượng để nâng cao chất lượng
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ sẽ giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh, từ trung cấp đến thạc sĩ, tiến sĩ để nâng cao chất lượng.
Với bậc cao đẳng, đại học, tuy quy mô không thay đổi nhưng cơ cấu sẽ thay đổi theo hướng giảm chỉ tiêu đào tạo nhóm ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, tăng chỉ tiêu nhóm ngành kỹ thuật công nghệ, nông lâm, y dược, nghệ thuật.
Cụ thể, trong năm 2013, Bộ sẽ dừng việc mở trường, mở ngành thuộc khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh vì nhân lực các ngành này đã bão hòa.
Với bậc thạc sĩ, tiến sĩ, trước hết là giảm chỉ tiêu trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ quản lý giáo dục.
“Năm tới sẽ giảm ngay. Không thể có chuyện người không làm giáo dục, không biết gì về giáo dục lại đi làm thạc sĩ quản lý giáo dục và toàn bằng khá, giỏi,” ông Luận nói.
Những phát biểu chỉ đạo cụ thể và rốt ráo của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đã thể hiện phần nào quyết tâm của ông trong việc chấn chỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục vốn đang có chiều hướng đi xuống và gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội.
Tuy nhiên, việc thay đổi thực sự hay không và thay đổi đến đâu vẫn còn phải phụ thuộc nhiều vào sự kiên quyết của Bộ, vì trên thực tế, rất nhiều quy định của Bộ vẫn không được các trường thực hiện một cách nghiêm túc, đơn cử như việc tuyển sinh vượt chỉ tiêu, năm nào Bộ cũng nhắc, cũng kiểm tra, kỷ luật nhưng các trường vẫn “đua nhau” vi phạm./.
Phạm Mai (Vietnam+)