Trong tuyên bố ra ngày 24/1, Bộ Tài chính Mỹ cho biết sẽ bán khoảng 465 triệu chứng chỉ đặc quyền dài hạn (warrant) của Citigroup Inc., tập đoàn ngân hàng hàng đầu của nước này, trong nỗ lực hoàn trả tiền đầu tư của người đóng thuế vào ngân hàng này.
Theo Bộ Tài chính, việc bán chứng chỉ đặc quyền dài hạn của Citigroup mà Bộ này đang sở hữu được thực hiện vào ngày 25/1 và số tiền thu được sẽ được trả lại cho người đóng thuế của Mỹ.
Chứng chỉ đặc quyền dài hạn của Citigroup gồm 255 triệu chứng chỉ loại A với giá chào bán tối thiểu là 0,60 USD/chứng chỉ và 210 triệu chứng chỉ loại B với giá chào bán tối thiểu là 0,15 USD/chứng chỉ.
Bộ Tài chính Mỹ đã đầu tư tổng cộng 45 tỷ USD vào Citigroup thông qua Chương trình giải cứu tài sản gặp rắc rối (TARP) do Chính phủ liên bang đưa ra nhằm bình ổn hệ thống tài chính sau sự phá sản của tập đoàn Lehman Brothers vào tháng 9/2008.
Những người đóng thuế đã nhận được khoảng 42 tỷ USD từ khoản đầu tư nói trên thông qua các khoản thu từ cổ tức và lãi suất, bán cổ phiếu phổ thông và các loại chứng khoán của Citigroup.
Trước đó, ngày 18/1, Citigroup Inc. cho biết ngân hàng này đã thu được 10,6 tỷ USD tiền lãi trong cả năm 2010 sau khi chịu lỗ 18 tỷ USD trong năm 2008 và 1,6 tỷ USD trong năm 2009.
Giám đốc điều hành của Citigroup Inc., ông Vikram Pandit, cho biết ngân hàng đạt lãi lớn vì đã tập trung hoạt động vào các thị trường đã phát triển và thị trường đang nổi lên tại nhiều khu vực trên toàn thế giới./.
Theo Bộ Tài chính, việc bán chứng chỉ đặc quyền dài hạn của Citigroup mà Bộ này đang sở hữu được thực hiện vào ngày 25/1 và số tiền thu được sẽ được trả lại cho người đóng thuế của Mỹ.
Chứng chỉ đặc quyền dài hạn của Citigroup gồm 255 triệu chứng chỉ loại A với giá chào bán tối thiểu là 0,60 USD/chứng chỉ và 210 triệu chứng chỉ loại B với giá chào bán tối thiểu là 0,15 USD/chứng chỉ.
Bộ Tài chính Mỹ đã đầu tư tổng cộng 45 tỷ USD vào Citigroup thông qua Chương trình giải cứu tài sản gặp rắc rối (TARP) do Chính phủ liên bang đưa ra nhằm bình ổn hệ thống tài chính sau sự phá sản của tập đoàn Lehman Brothers vào tháng 9/2008.
Những người đóng thuế đã nhận được khoảng 42 tỷ USD từ khoản đầu tư nói trên thông qua các khoản thu từ cổ tức và lãi suất, bán cổ phiếu phổ thông và các loại chứng khoán của Citigroup.
Trước đó, ngày 18/1, Citigroup Inc. cho biết ngân hàng này đã thu được 10,6 tỷ USD tiền lãi trong cả năm 2010 sau khi chịu lỗ 18 tỷ USD trong năm 2008 và 1,6 tỷ USD trong năm 2009.
Giám đốc điều hành của Citigroup Inc., ông Vikram Pandit, cho biết ngân hàng đạt lãi lớn vì đã tập trung hoạt động vào các thị trường đã phát triển và thị trường đang nổi lên tại nhiều khu vực trên toàn thế giới./.
Kim Yến (TTXVN/Vietnam+)