Trong một động thái được cho là bước rút lui quan trọng khỏi chương trình giải cứu tài chính khổng lồ của chính phủ, Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/12 thông báo sẽ bán nốt số cổ phiếu đang nắm giữ của Công ty bảo hiểm AIG, một trong những tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới.
Thông báo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết bộ đã chào bán 234,2 triệu cổ phiếu còn lại của AIG cho công chúng. Đợt chào bán mới nhất này là một phần trong những nỗ lực mà chính quyền Tổng thống Barack Obama đang thực hiện nhằm khép lại Chương trình giải cứu tài sản xấu (TARP) được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 2008 để ngăn chặn sự sụp đổ trong hệ thống ngân hàng Mỹ.
[Mỹ kiếm được 15,1 tỷ USD từ hoạt động cứu trợ AIG]
Trước đó, ngày 10/9, Bộ Tài chính Mỹ cho hay đã bán 636,9 triệu cổ phiếu của AIG cho các nhà đầu tư tư nhân và cho chính AIG, thu về 20,7 tỷ USD. Sau đợt bán này, tỷ trọng cổ phần do Bộ Tài chính nắm giữ trong AIG giảm xuống 15,9%.
Tại thời điểm cao trào cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Bộ Tài chính Mỹ đã phải sử dụng 182 tỷ USD từ ngân quỹ của những người đóng thuế để cứu trợ AIG. Khoản cứu trợ dành cho AIG thông qua TARP bao gồm cả việc mua trái phiếu lẫn cấp vốn vay do Bộ Tài chính và Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) Mỹ tiến hành, trong bối cảnh tập đoàn bảo hiểm này đứng bên bờ vực phá sản, sau khi bán hàng trăm tỷ USD theo chương trình hoán đổi vỡ nợ tín dụng đã được thế chấp một cách không nghiêm ngặt cho các ngân hàng và công ty đầu tư.
Tại thời điểm đó, giới chức Mỹ lo sợ sự sụp đổ của AIG sẽ tạo ra hiệu ứng domino lan ra hệ thống tài chính toàn cầu. Song, có một số người cho rằng để AIG phá sản sẽ tốt hơn cho nền kinh tế và công bằng hơn với những người đóng thuế./.
Thông báo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết bộ đã chào bán 234,2 triệu cổ phiếu còn lại của AIG cho công chúng. Đợt chào bán mới nhất này là một phần trong những nỗ lực mà chính quyền Tổng thống Barack Obama đang thực hiện nhằm khép lại Chương trình giải cứu tài sản xấu (TARP) được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 2008 để ngăn chặn sự sụp đổ trong hệ thống ngân hàng Mỹ.
[Mỹ kiếm được 15,1 tỷ USD từ hoạt động cứu trợ AIG]
Trước đó, ngày 10/9, Bộ Tài chính Mỹ cho hay đã bán 636,9 triệu cổ phiếu của AIG cho các nhà đầu tư tư nhân và cho chính AIG, thu về 20,7 tỷ USD. Sau đợt bán này, tỷ trọng cổ phần do Bộ Tài chính nắm giữ trong AIG giảm xuống 15,9%.
Tại thời điểm cao trào cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Bộ Tài chính Mỹ đã phải sử dụng 182 tỷ USD từ ngân quỹ của những người đóng thuế để cứu trợ AIG. Khoản cứu trợ dành cho AIG thông qua TARP bao gồm cả việc mua trái phiếu lẫn cấp vốn vay do Bộ Tài chính và Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) Mỹ tiến hành, trong bối cảnh tập đoàn bảo hiểm này đứng bên bờ vực phá sản, sau khi bán hàng trăm tỷ USD theo chương trình hoán đổi vỡ nợ tín dụng đã được thế chấp một cách không nghiêm ngặt cho các ngân hàng và công ty đầu tư.
Tại thời điểm đó, giới chức Mỹ lo sợ sự sụp đổ của AIG sẽ tạo ra hiệu ứng domino lan ra hệ thống tài chính toàn cầu. Song, có một số người cho rằng để AIG phá sản sẽ tốt hơn cho nền kinh tế và công bằng hơn với những người đóng thuế./.
(TTXVN)