Bộ Thương mại Mỹ sử dụng chi phí ở Ấn Độ làm cơ sở để so sánh với giá xuất khẩu mật ong của Việt Nam

HÀ NỘI, VIỆT NAM – Media OutReach – Ngày 4 tháng 4 năm 2022 – Vào ngày 17 tháng 11 năm 2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết luận sơ bộ rằng, mật ong Việt Nam đã bị bán phá giá vào Mỹ, với biên độ từ 410,93% đến 413,99% (Công ty cổ […]

HÀ NỘI, VIỆT NAM – Media OutReach – Ngày 4 tháng 4 năm 2022 – Vào ngày 17 tháng 11 năm 2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết luận sơ bộ rằng, mật ong Việt Nam đã bị bán phá giá vào Mỹ, với biên độ từ 410,93% đến 413,99% (Công ty cổ phần Mật ong Buôn Mê Thuột – 413,99%, Công ty cổ phần Mật ong Đắk Lắk – 410,93%) và đã áp thuế tạm thời tương ứng, trong khi biên độ phá giá của 4 nước xuất khẩu mật ong còn lại là Argentina, Brazil, Ấn Độ và Ukraina từ 6,24% đến 49,44%.

Ngày 3 tháng 1 năm 2022, Bộ Thương mại Mỹ thông báo sẽ áp thuế truy thu đối với các lô hàng mật ong nhập khẩu từ Việt Nam từ ngày 25 tháng 8 năm 2021. Dự kiến, ​​kết luận sẽ được Bộ Thương mại Mỹ hoàn tất vào tháng 4 năm 2022.

Do Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nên Bộ Thương mại Mỹ sử dụng chi phí sản xuất mật ong ở Ấn Độ làm cơ sở để so sánh với giá xuất khẩu mật ong của Việt Nam, thay vì số liệu do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp.

Bộ Thương mại Mỹ đã sử dụng giá trung bình gia quyền (weighted average price) của các nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu vào Ấn Độ bao gồm mật ong thành phẩm từ New Zealand, Australia (cao hơn 3 lần so với giá mua mật ong nguyên liệu tại Việt Nam) và mật ong thùng (cao hơn 8 lần so với giá mua thực tế tại Việt Nam). Điều này không phản ánh chính xác thực tế sản xuất mật ong của Việt Nam và là nguyên nhân chính dẫn đến biên độ phá giá cao của các doanh nghiệp Việt Nam.

Kết luận sơ bộ đã tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu và đời sống của 35.000 người nuôi ong Việt Nam, chủ yếu ở các vùng kinh tế nghèo gặp nhiều khó khăn, nhất trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái và năng suất cây trồng tại địa phương.

Mặt khác, các nhà sản xuất mật ong của Mỹ chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu trong nước và không thể cung cấp cho thị trường Mỹ lượng mật ong thô cần thiết cho chế biến thực phẩm.

Do đó, việc áp dụng mức thuế chống bán phá giá quá cao đối với mật ong Việt Nam sẽ gây thiệt hại cho ngành chế biến thực phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng mật ong Mỹ.

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và giá xăng dầu tăng mạnh, thì nguồn cung mật ong ổn định từ Việt Nam sẽ góp phần bình ổn giá thực phẩm sử dụng mật ong nguyên liệu cho người tiêu dùng và đảm bảo việc làm cho người lao động trong ngành chế biến thực phẩm ở một số bang của Mỹ như Indiana, mang lại lợi ích cho thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ.

Tin cùng chuyên mục