Là vị bộ trưởng thứ hai đăng đàn trả lời chất vấn, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu nhận được nhiều câu hỏi tập trung vào các nhóm vấn đề về quản lý giá thuốc; tình trạng quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện, viện phí, bảo hiểm y tế, phòng chống dịch bệnh trong đó có HIV/AIDS.
Nỗ lực chống quá tải ở các bệnh viện
Về tình trạng tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến trung ương, tỉnh và biện pháp giảm tải, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cho biết Bộ Y tế đã báo cáo Quốc hội và đã áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng điều trị, giảm ngày điều trị trung bình hợp lý, chuẩn đoán đúng, điều trị đúng phác đồ, rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí. Nhiều bệnh viện đã đạt được yêu cầu này. Ngành giảm diện tích khu hành chính, tăng diện tích khu điều trị, trong 2 năm bổ sung 20.000 giường bệnh.
Chống quá tải từ xa, toàn ngành tập trung nâng cao đội ngũ cán bộ y tế tuyến dưới, ban hành Đề án 1816 đưa cán bộ y tế tuyến trên giúp đỡ cán bộ tuyến dưới nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đào tạo tại chỗ theo phương thức chuyển giao công nghệ, cầm tay chỉ việc, khôi phục chuẩn kỹ thuật, loại hình kỹ thuật đã phân tuyến, tránh tình trạng chuyển lên tuyến trên.
Các biện pháp này giảm được 30% số bệnh nhân chuyển từ tuyến dưới lên lên tuyến trên. Ngành y tế nhân rộng bệnh viện vệ tinh, mở rộng loại hình điều trị nội trú, mô hình mới như các bệnh viện ban ngày, bệnh viện gia đình...
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cho rằng giải pháp cơ bản và lâu dài để giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện là đầu tư xây dựng bệnh viện và đào tạo đủ nguồn nhân lực.
Theo Bộ trưởng, hiện nay chỉ còn khoảng 6.000 người nằm ghép, có bệnh viện cơ bản không còn nằm ghép như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), Khoa sơ sinh (Bệnh viện Nhi Trung ương).
Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Thị Kim Phương (Hà Nội) về trách nhiệm trong việc thực hiện lời hứa giảm tải, chấm dứt tình trạng phải bệnh nhân nằm ghép trước Quốc hội, trước cử tri của mình, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu khẳng định Bộ Y tế và bản thân mình chưa hề nêu sẽ giảm tải hay chấm dứt nằm ghép trong bao nhiêu năm mà chỉ khẳng định quyết tâm giảm tải để người dân đỡ khổ, còn thời gian cụ thể còn tùy thuộc vào từng bệnh viện.
Đại biểu Hồ Thị Thu Hằng (Vĩnh Long) cho rằng một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân phải chờ đợi lâu khi khám chữa bệnh là do thủ tục còn phiền hà, rườm rà, nhất là đối với những bệnh nhân có thẻ Bảo hiểm y tế.
Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu thừa nhận đúng là có tình trạng quá tải khi bình quân một ngày một bác sỹ khám từ 80-90 bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện đã áp dụng công nghệ thông tin, điện tử hóa thủ tục nhập viện, xếp hàng, kê đơn... để giảm thiểu thời gian chờ đợi của bệnh nhân.
Nhưng theo Bộ trưởng, cốt lõi là phải tăng cường số bác sỹ, cán bộ y tế trong khi hiện nay đang thiếu nhiều.
Chia sẻ sự băn khoăn của đại biểu trước thực trạng đời sống của cán bộ y tế còn khó khăn, Bộ trưởng cũng cho rằng cần phải đặt trong tương quan với các ngành, không thể tập trung chỉ cho một ngành nào. Tuy vậy, đối với một số lĩnh vực lao động đặc thù của ngành, Bộ cũng đã có hướng trình Chính phủ giải quyết, hỗ trợ thêm. Ví dụ nâng mức hỗ trợ đối với phẫu thuật đặc biệt, trong phòng chống HIV, bệnh lây nhiễm, hoặc phụ cấp ngành nghề, vùng miền... giải quyết bớt khó khăn cho cán bộ y tế.
Mặc dù vậy, trong tình hình đất nước vẫn còn nghèo, việc cải thiện đời sống cho cán bộ y tế cũng cần có bước đi thích hợp.
Nâng cấp y tế tuyến cơ sở
Đồng tình với đại biểu Võ Thị Dễ (Long An), một trong những giải pháp lâu dài để giảm tải bệnh viện tuyến trên là tăng cường y tế cơ sở.
Theo Bộ trưởng, so với mặt bằng chung, y tế cơ sở và y tế dự phòng của Việt Nam cũng đã có những kết quả đáng tự hào tuy nhiên đúng là y tế xã hiện cũng còn rất khó khăn.
Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Yên Bái) chất vấn Bộ trưởng Y tế về giải pháp và cơ chế giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao ở các tuyến dưới, nhất là các tỉnh miền núi, giải pháp duy trì đề án 1816 đạt kết quả và bền vững, nhằm chia sẻ, giảm tải cho tuyến Trung ương.
Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu khẳng định giải pháp tăng diện tích khu điều trị, thực hiện Đề án 1816... chỉ là giải pháp tình thế nhưng cũng phải kéo dài, giải pháp cơ bản lâu dài là cần tập trung đầu tư xây dựng thêm bệnh viện, đào tạo thầy thuốc cho vùng sâu vùng xa. Ngành đã thực hiện chính sách đào tạo cử tuyển cho con em các dân tộc, các trường bồi dưỡng, đào tạo thành bác sỹ đưa về công tác tại địa phương và phải có cam kết thời gian công tác.
Bộ cũng đã tham mưu với Thủ tướng ban hành chính sách ưu tiên phụ cấp 70% đối với cán bộ y tế vùng sâu vùng xa. Những phụ cấp kinh phí chỉ là một phần, muốn động viên tinh thần của các cán bộ y tế công tác ở vùng sâu, vùng xa cần có các cơ chế, chính sách khác. Đáng mừng là Luật Khám chữa bệnh được thông qua, đã rõ quy định trách nhiệm xã hội của người thầy thuốc phải đi làm việc tại vùng sâu, vùng xa.
Bộ trưởng cũng đồng tình với đề nghị của đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) về việc xây dựng ngành công nghiệp vi sinh vật dược phẩm.
Bộ trưởng cho biết thực tế 10 năm qua, sản lượng thuốc của Việt Nam tăng 5 lần, tỷ lệ thuốc sản xuất đáp ứng nhu cầu cũng tăng từ 32% năm 2001 lên 50% năm 2009, tỷ lệ thuốc nhập khẩu giảm.
Hiện nay, công nghiệp dược bào chế của Việt Nam phải nhập 90% nguyên liệu sản xuất. Đây cũng là tình hình chung của nhiều nước trên thế giới. Việt Nam cũng có một số tiến bộ nhất định trong công nghệ sản xuất hóa dược, công nghệ bào chế, sản xuất vắcxin, sinh phẩm và hiện nay đã sản xuất được kháng sinh.
Bộ trưởng cũng tán thành ý kiến đại biểu Nguyễn Lân Dũng là ở đâu có đông dân, ở đó phải có bệnh viện. Ông khẳng định thông tin đưa các bệnh viện lớn ra ngoại thành là chưa có cơ sở, hiện phải điều tra cơ bản và làm quy hoạch.
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng), Bộ trưởng cho biết qua theo dõi của ngành y, số bênh nhân ra nước ngoài đã ngày càng giảm đi, trong đó có nhiều lãnh đạo có tiêu chuẩn. Nhiều bệnh nhân đã tin tưởng vào trình độ tay nghề của đội ngũ y bác sỹ và các tiến bộ của y học Việt Nam và đã điều trị thành công.
Nhiều kỹ thuật tiên tiến của khu vực và thế giới đã được triển khai có hiệu quả ở Việt Nam.
Hiện nay, 300 bác sỹ trẻ các nước trong khu vực đến Việt Nam đào tạo các kỹ thuật mổ nọi soi, điều trị ung thu, ghép tạng.
Về các giải pháp việc thực hiện xã hội hóa y tế, khuyến khích phát triển hệ thống y tế ngoài công lập, góp phần giảm tải cho các bệnh viện công lập, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cho rằng vướng mắc nhất hiện nay là vấn đề đất đai để xây dựng bệnh viên. Các nhà đầu tư luôn sẵn sàng. Nguồn nhân lực thiếu nhưng Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ kéo thời gian công tác cho đội ngũ cán bộ y tế có trình độ tay nghề cao, tiếp tục công tác, cống hiến cho ngành.
Khắc phục những “điểm nóng”
Trả lời câu hỏi của đại biểu Dương Kim Anh (Trà Vinh) về tình trạng bác sỹ kê đơn và cán bộ quản lý hưởng hoa hồng, Bộ trưởng cho biết nhờ kiểm tra ráo riết, gắt gao, nhất là sự tham gia của công đoàn ngành, tình trạng này đã giảm nhiều.
Bộ chú trọng tăng cường giáo dục lương tâm, trách nhiệm, tự trọng của cán bộ ngành y tế. Đây là trách nhiệm của Bộ Y tế, đứng đầu là Bộ trưởng.
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Hoa (Hà Nội) về giải pháp của ngành đối phó với tình trạng lây lan HIV/AIDS, nhất là đối với độ tuổi thanh niên, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu nêu rõ 3 năm qua, Việt Nam thực hiện 3 giảm: giảm mắc mới, giảm người chuyển sang AIDS và giảm tử vong.
Nhiều giải pháp đã được thực hiện trong đó có tiến bộ điều trị HIV bằng thuốc ARV, methadol.
Liên quan đến quản lý nhà nước về giá thuốc, đại biểu Lê Thị Nguyệt chất vấn trách nhiệm của Bộ trưởng trước tình trạng giá thuốc tăng, gây bức xúc cho nhân dân mặc dù đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này.
Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cho biết Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cùng Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội thời gian qua đã tập trung khá nhiều công sức trong quản lý giá thuốc. Giá tăng trung bình 10 mặt hàng thiết yếu trong 10 tháng đầu năm 2010 và năm 2009 là 8,6% nhưng giá thuốc chỉ tăng 3,2%.
Bộ trưởng cho rằng kiểm soát giá là hành vi can thiệp của nhà nước giữa giá trần của các mặt hàng thiết yếu mà quốc gia cần để giữ an sinh xã hội. Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, liên quan đến an sinh xã hội, cần được can thiệp, tìm ra giá trần, làm sao để nhà sản xuất, nhà kinh doanh “sống” được mà người tiêu dùng cũng chấp nhận được.
Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu ví như việc “buôn 9 bán 10” thì có thể chấp nhận được, không thể “buôn 9, bán 9” hay “buôn 9, bán 20” là bất hợp lý.
Kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Y tế nguyễn Quốc Triệu, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh lĩnh vực bảo vệ chăm sóc, nâng cao cao sức khỏe cho nhân dân là vấn đề chiến lược lâu dài, cần phải được thường xuyên quan tâm.
Trong điều kiện cơ chế thị trường, bên cạnh mặt thuận lợi, cũng có không ít khó khăn, nguồn lực cho của ngành y tế so với yêu cầu còn rất thấp. Kết quả đạt được của ngành y tế là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc như tình trạng quá tải tại các bệnh viện, người nghèo khó khăn trong khám chữa bệnh, nhân dân vùng sâu, vùng xa, người mắc những bệnh hiểm nghèo khó có điều kiện chữa bệnh, giá thuốc cao, trong ngành đây đó hiện tượng nhân dân không bằng lòng về y đức.
Bộ Y tế quan tâm khắc phục những vấn đề nay, đầu tư nâng cấp các bệnh viện, nâng chất lượng sản xuất thuốc chữa bệnh, tăng cường quản lý kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những trường hợp có hành vi vi phạm, hoàn thành nhiệm vụ nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao cho Bộ Y tế./.
Nỗ lực chống quá tải ở các bệnh viện
Về tình trạng tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến trung ương, tỉnh và biện pháp giảm tải, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cho biết Bộ Y tế đã báo cáo Quốc hội và đã áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng điều trị, giảm ngày điều trị trung bình hợp lý, chuẩn đoán đúng, điều trị đúng phác đồ, rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí. Nhiều bệnh viện đã đạt được yêu cầu này. Ngành giảm diện tích khu hành chính, tăng diện tích khu điều trị, trong 2 năm bổ sung 20.000 giường bệnh.
Chống quá tải từ xa, toàn ngành tập trung nâng cao đội ngũ cán bộ y tế tuyến dưới, ban hành Đề án 1816 đưa cán bộ y tế tuyến trên giúp đỡ cán bộ tuyến dưới nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đào tạo tại chỗ theo phương thức chuyển giao công nghệ, cầm tay chỉ việc, khôi phục chuẩn kỹ thuật, loại hình kỹ thuật đã phân tuyến, tránh tình trạng chuyển lên tuyến trên.
Các biện pháp này giảm được 30% số bệnh nhân chuyển từ tuyến dưới lên lên tuyến trên. Ngành y tế nhân rộng bệnh viện vệ tinh, mở rộng loại hình điều trị nội trú, mô hình mới như các bệnh viện ban ngày, bệnh viện gia đình...
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cho rằng giải pháp cơ bản và lâu dài để giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện là đầu tư xây dựng bệnh viện và đào tạo đủ nguồn nhân lực.
Theo Bộ trưởng, hiện nay chỉ còn khoảng 6.000 người nằm ghép, có bệnh viện cơ bản không còn nằm ghép như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), Khoa sơ sinh (Bệnh viện Nhi Trung ương).
Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Thị Kim Phương (Hà Nội) về trách nhiệm trong việc thực hiện lời hứa giảm tải, chấm dứt tình trạng phải bệnh nhân nằm ghép trước Quốc hội, trước cử tri của mình, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu khẳng định Bộ Y tế và bản thân mình chưa hề nêu sẽ giảm tải hay chấm dứt nằm ghép trong bao nhiêu năm mà chỉ khẳng định quyết tâm giảm tải để người dân đỡ khổ, còn thời gian cụ thể còn tùy thuộc vào từng bệnh viện.
Đại biểu Hồ Thị Thu Hằng (Vĩnh Long) cho rằng một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân phải chờ đợi lâu khi khám chữa bệnh là do thủ tục còn phiền hà, rườm rà, nhất là đối với những bệnh nhân có thẻ Bảo hiểm y tế.
Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu thừa nhận đúng là có tình trạng quá tải khi bình quân một ngày một bác sỹ khám từ 80-90 bệnh nhân. Tuy nhiên, nhiều bệnh viện đã áp dụng công nghệ thông tin, điện tử hóa thủ tục nhập viện, xếp hàng, kê đơn... để giảm thiểu thời gian chờ đợi của bệnh nhân.
Nhưng theo Bộ trưởng, cốt lõi là phải tăng cường số bác sỹ, cán bộ y tế trong khi hiện nay đang thiếu nhiều.
Chia sẻ sự băn khoăn của đại biểu trước thực trạng đời sống của cán bộ y tế còn khó khăn, Bộ trưởng cũng cho rằng cần phải đặt trong tương quan với các ngành, không thể tập trung chỉ cho một ngành nào. Tuy vậy, đối với một số lĩnh vực lao động đặc thù của ngành, Bộ cũng đã có hướng trình Chính phủ giải quyết, hỗ trợ thêm. Ví dụ nâng mức hỗ trợ đối với phẫu thuật đặc biệt, trong phòng chống HIV, bệnh lây nhiễm, hoặc phụ cấp ngành nghề, vùng miền... giải quyết bớt khó khăn cho cán bộ y tế.
Mặc dù vậy, trong tình hình đất nước vẫn còn nghèo, việc cải thiện đời sống cho cán bộ y tế cũng cần có bước đi thích hợp.
Nâng cấp y tế tuyến cơ sở
Đồng tình với đại biểu Võ Thị Dễ (Long An), một trong những giải pháp lâu dài để giảm tải bệnh viện tuyến trên là tăng cường y tế cơ sở.
Theo Bộ trưởng, so với mặt bằng chung, y tế cơ sở và y tế dự phòng của Việt Nam cũng đã có những kết quả đáng tự hào tuy nhiên đúng là y tế xã hiện cũng còn rất khó khăn.
Đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Yên Bái) chất vấn Bộ trưởng Y tế về giải pháp và cơ chế giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao ở các tuyến dưới, nhất là các tỉnh miền núi, giải pháp duy trì đề án 1816 đạt kết quả và bền vững, nhằm chia sẻ, giảm tải cho tuyến Trung ương.
Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu khẳng định giải pháp tăng diện tích khu điều trị, thực hiện Đề án 1816... chỉ là giải pháp tình thế nhưng cũng phải kéo dài, giải pháp cơ bản lâu dài là cần tập trung đầu tư xây dựng thêm bệnh viện, đào tạo thầy thuốc cho vùng sâu vùng xa. Ngành đã thực hiện chính sách đào tạo cử tuyển cho con em các dân tộc, các trường bồi dưỡng, đào tạo thành bác sỹ đưa về công tác tại địa phương và phải có cam kết thời gian công tác.
Bộ cũng đã tham mưu với Thủ tướng ban hành chính sách ưu tiên phụ cấp 70% đối với cán bộ y tế vùng sâu vùng xa. Những phụ cấp kinh phí chỉ là một phần, muốn động viên tinh thần của các cán bộ y tế công tác ở vùng sâu, vùng xa cần có các cơ chế, chính sách khác. Đáng mừng là Luật Khám chữa bệnh được thông qua, đã rõ quy định trách nhiệm xã hội của người thầy thuốc phải đi làm việc tại vùng sâu, vùng xa.
Bộ trưởng cũng đồng tình với đề nghị của đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) về việc xây dựng ngành công nghiệp vi sinh vật dược phẩm.
Bộ trưởng cho biết thực tế 10 năm qua, sản lượng thuốc của Việt Nam tăng 5 lần, tỷ lệ thuốc sản xuất đáp ứng nhu cầu cũng tăng từ 32% năm 2001 lên 50% năm 2009, tỷ lệ thuốc nhập khẩu giảm.
Hiện nay, công nghiệp dược bào chế của Việt Nam phải nhập 90% nguyên liệu sản xuất. Đây cũng là tình hình chung của nhiều nước trên thế giới. Việt Nam cũng có một số tiến bộ nhất định trong công nghệ sản xuất hóa dược, công nghệ bào chế, sản xuất vắcxin, sinh phẩm và hiện nay đã sản xuất được kháng sinh.
Bộ trưởng cũng tán thành ý kiến đại biểu Nguyễn Lân Dũng là ở đâu có đông dân, ở đó phải có bệnh viện. Ông khẳng định thông tin đưa các bệnh viện lớn ra ngoại thành là chưa có cơ sở, hiện phải điều tra cơ bản và làm quy hoạch.
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng), Bộ trưởng cho biết qua theo dõi của ngành y, số bênh nhân ra nước ngoài đã ngày càng giảm đi, trong đó có nhiều lãnh đạo có tiêu chuẩn. Nhiều bệnh nhân đã tin tưởng vào trình độ tay nghề của đội ngũ y bác sỹ và các tiến bộ của y học Việt Nam và đã điều trị thành công.
Nhiều kỹ thuật tiên tiến của khu vực và thế giới đã được triển khai có hiệu quả ở Việt Nam.
Hiện nay, 300 bác sỹ trẻ các nước trong khu vực đến Việt Nam đào tạo các kỹ thuật mổ nọi soi, điều trị ung thu, ghép tạng.
Về các giải pháp việc thực hiện xã hội hóa y tế, khuyến khích phát triển hệ thống y tế ngoài công lập, góp phần giảm tải cho các bệnh viện công lập, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cho rằng vướng mắc nhất hiện nay là vấn đề đất đai để xây dựng bệnh viên. Các nhà đầu tư luôn sẵn sàng. Nguồn nhân lực thiếu nhưng Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ kéo thời gian công tác cho đội ngũ cán bộ y tế có trình độ tay nghề cao, tiếp tục công tác, cống hiến cho ngành.
Khắc phục những “điểm nóng”
Trả lời câu hỏi của đại biểu Dương Kim Anh (Trà Vinh) về tình trạng bác sỹ kê đơn và cán bộ quản lý hưởng hoa hồng, Bộ trưởng cho biết nhờ kiểm tra ráo riết, gắt gao, nhất là sự tham gia của công đoàn ngành, tình trạng này đã giảm nhiều.
Bộ chú trọng tăng cường giáo dục lương tâm, trách nhiệm, tự trọng của cán bộ ngành y tế. Đây là trách nhiệm của Bộ Y tế, đứng đầu là Bộ trưởng.
Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Hoa (Hà Nội) về giải pháp của ngành đối phó với tình trạng lây lan HIV/AIDS, nhất là đối với độ tuổi thanh niên, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu nêu rõ 3 năm qua, Việt Nam thực hiện 3 giảm: giảm mắc mới, giảm người chuyển sang AIDS và giảm tử vong.
Nhiều giải pháp đã được thực hiện trong đó có tiến bộ điều trị HIV bằng thuốc ARV, methadol.
Liên quan đến quản lý nhà nước về giá thuốc, đại biểu Lê Thị Nguyệt chất vấn trách nhiệm của Bộ trưởng trước tình trạng giá thuốc tăng, gây bức xúc cho nhân dân mặc dù đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này.
Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cho biết Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cùng Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội thời gian qua đã tập trung khá nhiều công sức trong quản lý giá thuốc. Giá tăng trung bình 10 mặt hàng thiết yếu trong 10 tháng đầu năm 2010 và năm 2009 là 8,6% nhưng giá thuốc chỉ tăng 3,2%.
Bộ trưởng cho rằng kiểm soát giá là hành vi can thiệp của nhà nước giữa giá trần của các mặt hàng thiết yếu mà quốc gia cần để giữ an sinh xã hội. Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, liên quan đến an sinh xã hội, cần được can thiệp, tìm ra giá trần, làm sao để nhà sản xuất, nhà kinh doanh “sống” được mà người tiêu dùng cũng chấp nhận được.
Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu ví như việc “buôn 9 bán 10” thì có thể chấp nhận được, không thể “buôn 9, bán 9” hay “buôn 9, bán 20” là bất hợp lý.
Kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Y tế nguyễn Quốc Triệu, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh lĩnh vực bảo vệ chăm sóc, nâng cao cao sức khỏe cho nhân dân là vấn đề chiến lược lâu dài, cần phải được thường xuyên quan tâm.
Trong điều kiện cơ chế thị trường, bên cạnh mặt thuận lợi, cũng có không ít khó khăn, nguồn lực cho của ngành y tế so với yêu cầu còn rất thấp. Kết quả đạt được của ngành y tế là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc như tình trạng quá tải tại các bệnh viện, người nghèo khó khăn trong khám chữa bệnh, nhân dân vùng sâu, vùng xa, người mắc những bệnh hiểm nghèo khó có điều kiện chữa bệnh, giá thuốc cao, trong ngành đây đó hiện tượng nhân dân không bằng lòng về y đức.
Bộ Y tế quan tâm khắc phục những vấn đề nay, đầu tư nâng cấp các bệnh viện, nâng chất lượng sản xuất thuốc chữa bệnh, tăng cường quản lý kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những trường hợp có hành vi vi phạm, hoàn thành nhiệm vụ nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao cho Bộ Y tế./.
(TTXVN/Vietnam+)