Ngân hàng trên sẽ yêu cầu các thành viên BRICS - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ,Trung Quốc và Nam Phi - đóng góp vốn nhằm tài trợ cho các dự án cải thiện cơ sởhạ tầng cũng như cung cấp các khoản vay dài hạn hơn để đối phó với các cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầu giống như cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay ởchâu Âu.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng BRICS sẽ cần nhiều thời gian để thực hiệndự án đầy tham vọng này.
Theo ông Sudhir Vyas, quan chức cấp cao Bộ ngoại giao Ấn Độ, BRICS trước hếtphải xác định cơ cấu cũng như cách thức huy động vốn cho ngân hàng sắp đượcthành lập này.
Hội nghị lần này còn thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường liên kết giữathị trường chứng khoán các nước thành viên.
Dự kiến, vào ngày 30/3 tới, BRICS sẽ cho ra mắt một chỉ số chứng khoán pháisinh chung cho phép các công ty chứng khoán 5 nước thành viên niêm yết chéo vàgiao dịch cổ phiếu bằng đồng nội tệ.
Ngoài ra, theo kế hoạch, các nước BRICS cũng ký kết thỏa thuận cho phép cácngân hàng phát triển trong khối cho vay bằng đồng nội tệ tiến tới thay thế đồngđôla Mỹ trong các giao dịch nội khối.
Trước đó, ngày 28/3, kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Thương mại BRICS lần thứhai, các đại biểu đã ra tuyên bố chung, kêu gọi chống lại các xu hướng bảo hộ,nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác thương mại nội khối nhất làtrong lĩnh vực hải quan, đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thương mại điệntử, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ..., đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việcgiữ ổn định giá dầu mỏ đối với quá trình phục hồi kinh tế thế giới./.