Các nhà lãnh đạo thế giới tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2011 ở Davos, Thụy Sĩ đặt hy vọng vào sự phát triển của các thị trường mới nổi, đặc biệt là nhóm BRICs (gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) sẽ vực dậy nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng.
Tuy nhiên lạm phát cao, khoảng cách giàu nghèo và chính trị bất ổn là những bóng mây đen che phủ lên hy vọng này.
Các đại biểu đề cập đến tình hình chính trị căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, chương trình hạt nhân của Iran và bất ổn ở Tunisia và Ai Cập. Họ cho rằng giá lương thực tăng cao có thể gây ra bất ổn xã hội. Lạm phát lương thực tháng 12/2010 ở Ấn Độ lên tới 15,5% , cao nhất trong các nền kinh tế lớn ở châu Á, Trung Quốc là 9%.
Ấn Độ ngày 25/1 tiếp tục tăng lãi suất, cảnh báo giá lương thực sẽ duy trì ở mức cao nếu không có các biện pháp tăng sản lượng.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trong bài phát biểu của mình ngày 27/1 cũng kêu gọi hội nghị tìm ra các biện pháp kiềm chế biến động giá hàng hóa và cảnh báo bạo loạn lương thực cũng như tăng trưởng lương thực thấp nếu các nhà lãnh đạo thế giới không hành động.
Giám đốc quản lý Ngân hàng Thế giới ông Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng giá lương thực tăng cao là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự hồi phục nền kinh tế thế giới.
Trong khi đó lạm phát khu vực đồng Euro tháng 12/2010 lần đầu tiên trong hai năm qua vượt ngưỡng 2% do Ngân hàng trung ương châu Âu đặt ra. Mức lạm phát ở Anh dự báo có thể lên tới 5%.
Vẫn còn đó nỗi lo ngại rằng tranh chấp thương mại dai dằng giữa Trung Quốc và các nền kinh tế mạnh khác như Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản có thể gây ra một cuộc chiến thương mại, không chỉ bởi căng thẳng về tỷ giá.
Các nhà lãnh đạo cho rằng khoảng cách giàu nghèo là thách thức lớn nhất mà thế giới phải đối mặt trong những năm tới.
Ông Min Zhu, cố vấn đặc biệt của Quỹ tiền tệ thế giới, nguyên phó thống đốc Ngân hàng nhân dân Trung quốc cho biết, cần phải giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển để xây dựng một nền kinh tế bền vững hơn. Thế giới chưa chú ý đủ đến vấn đề này.
Nhà kinh tế người Mỹ ông Nouriel Roubini cũng đồng quan điểm, ông cho rằng khoảng cách giàu nghèo sẽ làm trầm trọng thêm bất ổn chính trị.
Trong khi đó, Tổng thống Thụy Sĩ Micheline Calmy-Rey phát biểu tại phiên khai mạc cho rằng khoảng cách giàu nghèo đang không ngừng tăng lên và các nước nghèo chưa được hưởng lợi ích của toàn cầu hóa.
Hơn 2.500 đại biểu tham gia hội nghi còn thảo luận về các nguy cơ lớn khác đối với hồi phục bền vững nền kinh tế thế giới hiện nay bao gồm vấn đề nợ quốc gia ở châu Âu, thâm hụt ngân sách Mỹ, nhịp độ hồi phục hai chiều hướng ở các khu vực khác nhau trên thế giới và một tương lai lão hóa xã hội ở châu Âu và Nhật Bản.
Không khí của diễn đàn năm nay là lạc quan thận trọng khác với không khí bi quan của năm trước./.
Tuy nhiên lạm phát cao, khoảng cách giàu nghèo và chính trị bất ổn là những bóng mây đen che phủ lên hy vọng này.
Các đại biểu đề cập đến tình hình chính trị căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, chương trình hạt nhân của Iran và bất ổn ở Tunisia và Ai Cập. Họ cho rằng giá lương thực tăng cao có thể gây ra bất ổn xã hội. Lạm phát lương thực tháng 12/2010 ở Ấn Độ lên tới 15,5% , cao nhất trong các nền kinh tế lớn ở châu Á, Trung Quốc là 9%.
Ấn Độ ngày 25/1 tiếp tục tăng lãi suất, cảnh báo giá lương thực sẽ duy trì ở mức cao nếu không có các biện pháp tăng sản lượng.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trong bài phát biểu của mình ngày 27/1 cũng kêu gọi hội nghị tìm ra các biện pháp kiềm chế biến động giá hàng hóa và cảnh báo bạo loạn lương thực cũng như tăng trưởng lương thực thấp nếu các nhà lãnh đạo thế giới không hành động.
Giám đốc quản lý Ngân hàng Thế giới ông Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng giá lương thực tăng cao là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự hồi phục nền kinh tế thế giới.
Trong khi đó lạm phát khu vực đồng Euro tháng 12/2010 lần đầu tiên trong hai năm qua vượt ngưỡng 2% do Ngân hàng trung ương châu Âu đặt ra. Mức lạm phát ở Anh dự báo có thể lên tới 5%.
Vẫn còn đó nỗi lo ngại rằng tranh chấp thương mại dai dằng giữa Trung Quốc và các nền kinh tế mạnh khác như Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản có thể gây ra một cuộc chiến thương mại, không chỉ bởi căng thẳng về tỷ giá.
Các nhà lãnh đạo cho rằng khoảng cách giàu nghèo là thách thức lớn nhất mà thế giới phải đối mặt trong những năm tới.
Ông Min Zhu, cố vấn đặc biệt của Quỹ tiền tệ thế giới, nguyên phó thống đốc Ngân hàng nhân dân Trung quốc cho biết, cần phải giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển để xây dựng một nền kinh tế bền vững hơn. Thế giới chưa chú ý đủ đến vấn đề này.
Nhà kinh tế người Mỹ ông Nouriel Roubini cũng đồng quan điểm, ông cho rằng khoảng cách giàu nghèo sẽ làm trầm trọng thêm bất ổn chính trị.
Trong khi đó, Tổng thống Thụy Sĩ Micheline Calmy-Rey phát biểu tại phiên khai mạc cho rằng khoảng cách giàu nghèo đang không ngừng tăng lên và các nước nghèo chưa được hưởng lợi ích của toàn cầu hóa.
Hơn 2.500 đại biểu tham gia hội nghi còn thảo luận về các nguy cơ lớn khác đối với hồi phục bền vững nền kinh tế thế giới hiện nay bao gồm vấn đề nợ quốc gia ở châu Âu, thâm hụt ngân sách Mỹ, nhịp độ hồi phục hai chiều hướng ở các khu vực khác nhau trên thế giới và một tương lai lão hóa xã hội ở châu Âu và Nhật Bản.
Không khí của diễn đàn năm nay là lạc quan thận trọng khác với không khí bi quan của năm trước./.
Lê Thanh/Geneva (Vietnam+)