Các báo cáo về số đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp lần đầu, số vụ nhà ở bị chủ nợ tịch thu thế nợ và doanh số bán lẻ trong tuần qua tại Mỹ cho thấy tăng trưởng kinh tế của nước này đang giảm mạnh và bầu không khí xã hội ngày càng ảm đạm.
Bộ Lao động Mỹ cho biết số người lao động thất nghiệp lần đầu trong tuần qua tăng khoảng 2.000 người, nâng tổng số người thất nghiệp hiện nay ở Mỹ lên 480.000 người. Đây là tuần thứ ba có số người thất nghiệp tăng trong tháng và là mức tăng cao nhất trong 6 tháng trở lại đây.
Số liệu này cộng thêm các số liệu kinh tế trong vài tuần gần đây đã phủ nhận những dự báo lạc quan của các nhà kinh tế, với dự kiến số người thất nghiệp ở Mỹ sẽ giảm khoảng 14.000 người.
Trung bình số người làm đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp bốn tuần qua tại Mỹ tăng 14.250 người lên 473.500 người.
Nhiều nhà kinh tế nhận định đây là dấu hiệu của một nền kinh tế yếu kém, do số lượng việc làm quá ít, không đáp ứng được tốc độ phát triển bình thường của lực lượng lao động.
Tuần trước, Bộ Lao động báo cáo tổng số nhân viên được trả lương trong tháng 7 giảm khoảng 131.000 người. Trước tình hình này, nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại tỷ lệ thất nghiệp có thể còn tăng trên mức dự kiến chính thức 9,5% hiện nay.
Nhà kinh tế Pierre Ellis của hiệp hội Decision Economics cho rằng báo cáo số đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp vừa rồi là sự đảo lộn đáng kể trên thị trường lao động, đe dọa mức tăng thu nhập và chi phí tiêu dùng.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ về số lượng tài sản bị các ngân hàng tịch thu thế nợ cho thấy tác động xã hội của cuộc khủng hoảng việc làm ngày càng xấu hơn.
Công ty bất động sản RealtyTrac cho biết, trong tháng 7/2010, các ngân hàng cho vay tịch thu gần 92.900 nhà ở, tăng 9% so với tháng 6/2010, con số hàng tháng cao nhất lần thứ hai, kể từ tháng 1/2005.
Nhận xét về tỷ lệ tài sản bị tịch thu thế nợ, ông Rick Sharga, phó ban tìm hiểu thị trường của RealtyTrac nói: "Các con số về thất nghiệp và mất nhà ở đang tăng mạnh và chúng ta sẽ còn chứng kiến số liệu đó tồi tệ hơn, nếu thị trường việc làm không được cải thiện."
Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố báo cáo về doanh số bán lẻ tháng 7/2010, trong đó cho biết chi phí tiêu dùng giảm trở lại so với vài tháng trước và có khả năng tiếp tục chững lại.
Tính chung, tổng doanh thu bán lẻ tăng khoảng 0,4% so mức doanh thu bán lẻ tháng 6/2010. Mặc dù đây là lần đầu tiên doanh số bán lẻ tăng trong ba tháng, song mức tăng đó vẫn thấp hơn dự đoán của các nhà kinh tế và được coi là dấu hiệu đáng buồn trong giai đoạn mua sắm cho con em chuẩn bị trở lại trường học.
Phần lớn các cửa hàng bán lẻ báo cáo doanh thu bán lẻ giảm. Doanh thu của các quầy tổng hợp, quầy quần áo, các đại lý đồ dùng gia đình... đều giảm, trừ các cửa hàng bán ôtô và xăng dầu.
Ông Jennifer Lee, nhà kinh cao cấp của công ty BMO Capital Markets nói: "Chắc chắn, vấn đề duy nhất là do động lực kinh tế giảm."
Tuần trước, Viện American Bankruptcy cho biết số vụ phá sản cá nhân tăng 9% trong tháng 7/2010, cao hơn so với tháng 6/2010.
Hội đồng Dự dữ Liên bang thừa nhận tăng trưởng kinh tế Mỹ đã chững lại trong mấy tháng qua và dự kiến mức tăng trưởng sắp tới sẽ không đúng như dự báo trước đây. Biện pháp mới mà Ngân hàng Trung ương Mỹ đang áp dụng là tiếp tục mua chứng khoán của Bộ Tài chính với số lượng ít. Hành động đó sẽ không góp phần cải thiện việc làm.
Trong lúc lớn tiếng kêu gọi các bộ, ngành nỗ lực tạo công ăn việc làm, Chính phủ Mỹ vẫn thực thi chính sách đem lại phần lớn lợi ích cho một số công ty và các nhà tài phiệt, vốn đang lợi dụng vấn đề thất nghiệp để ép công nhân chấp nhận cắt giảm các khoản trợ cấp và mức lương hàng tháng . Chính vì vậy, Mỹ khó có thể giải quyết được vấn đề ngày càng trầm trọng này./.
Bộ Lao động Mỹ cho biết số người lao động thất nghiệp lần đầu trong tuần qua tăng khoảng 2.000 người, nâng tổng số người thất nghiệp hiện nay ở Mỹ lên 480.000 người. Đây là tuần thứ ba có số người thất nghiệp tăng trong tháng và là mức tăng cao nhất trong 6 tháng trở lại đây.
Số liệu này cộng thêm các số liệu kinh tế trong vài tuần gần đây đã phủ nhận những dự báo lạc quan của các nhà kinh tế, với dự kiến số người thất nghiệp ở Mỹ sẽ giảm khoảng 14.000 người.
Trung bình số người làm đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp bốn tuần qua tại Mỹ tăng 14.250 người lên 473.500 người.
Nhiều nhà kinh tế nhận định đây là dấu hiệu của một nền kinh tế yếu kém, do số lượng việc làm quá ít, không đáp ứng được tốc độ phát triển bình thường của lực lượng lao động.
Tuần trước, Bộ Lao động báo cáo tổng số nhân viên được trả lương trong tháng 7 giảm khoảng 131.000 người. Trước tình hình này, nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại tỷ lệ thất nghiệp có thể còn tăng trên mức dự kiến chính thức 9,5% hiện nay.
Nhà kinh tế Pierre Ellis của hiệp hội Decision Economics cho rằng báo cáo số đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp vừa rồi là sự đảo lộn đáng kể trên thị trường lao động, đe dọa mức tăng thu nhập và chi phí tiêu dùng.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ về số lượng tài sản bị các ngân hàng tịch thu thế nợ cho thấy tác động xã hội của cuộc khủng hoảng việc làm ngày càng xấu hơn.
Công ty bất động sản RealtyTrac cho biết, trong tháng 7/2010, các ngân hàng cho vay tịch thu gần 92.900 nhà ở, tăng 9% so với tháng 6/2010, con số hàng tháng cao nhất lần thứ hai, kể từ tháng 1/2005.
Nhận xét về tỷ lệ tài sản bị tịch thu thế nợ, ông Rick Sharga, phó ban tìm hiểu thị trường của RealtyTrac nói: "Các con số về thất nghiệp và mất nhà ở đang tăng mạnh và chúng ta sẽ còn chứng kiến số liệu đó tồi tệ hơn, nếu thị trường việc làm không được cải thiện."
Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố báo cáo về doanh số bán lẻ tháng 7/2010, trong đó cho biết chi phí tiêu dùng giảm trở lại so với vài tháng trước và có khả năng tiếp tục chững lại.
Tính chung, tổng doanh thu bán lẻ tăng khoảng 0,4% so mức doanh thu bán lẻ tháng 6/2010. Mặc dù đây là lần đầu tiên doanh số bán lẻ tăng trong ba tháng, song mức tăng đó vẫn thấp hơn dự đoán của các nhà kinh tế và được coi là dấu hiệu đáng buồn trong giai đoạn mua sắm cho con em chuẩn bị trở lại trường học.
Phần lớn các cửa hàng bán lẻ báo cáo doanh thu bán lẻ giảm. Doanh thu của các quầy tổng hợp, quầy quần áo, các đại lý đồ dùng gia đình... đều giảm, trừ các cửa hàng bán ôtô và xăng dầu.
Ông Jennifer Lee, nhà kinh cao cấp của công ty BMO Capital Markets nói: "Chắc chắn, vấn đề duy nhất là do động lực kinh tế giảm."
Tuần trước, Viện American Bankruptcy cho biết số vụ phá sản cá nhân tăng 9% trong tháng 7/2010, cao hơn so với tháng 6/2010.
Hội đồng Dự dữ Liên bang thừa nhận tăng trưởng kinh tế Mỹ đã chững lại trong mấy tháng qua và dự kiến mức tăng trưởng sắp tới sẽ không đúng như dự báo trước đây. Biện pháp mới mà Ngân hàng Trung ương Mỹ đang áp dụng là tiếp tục mua chứng khoán của Bộ Tài chính với số lượng ít. Hành động đó sẽ không góp phần cải thiện việc làm.
Trong lúc lớn tiếng kêu gọi các bộ, ngành nỗ lực tạo công ăn việc làm, Chính phủ Mỹ vẫn thực thi chính sách đem lại phần lớn lợi ích cho một số công ty và các nhà tài phiệt, vốn đang lợi dụng vấn đề thất nghiệp để ép công nhân chấp nhận cắt giảm các khoản trợ cấp và mức lương hàng tháng . Chính vì vậy, Mỹ khó có thể giải quyết được vấn đề ngày càng trầm trọng này./.
Nguyễn Hữu Trung (TTXVN/Vietnam+)