Những dữ liệu được Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 30/10 cho thấy tình hình nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này không mấy khả quan.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cho biết sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng Chín đã giảm tháng thứ ba liên tiếp, ở mức 4,1% so với tháng trước đó sau khi điều chỉnh yếu tố mùa vụ và giảm 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ lệ này tồi tệ hơn mức dự báo trung bình giảm 3,1% của thị trường, trong bối cảnh các nhà chế tạo ôtô và các nhà máy thép cắt giảm sản lượng do nhu cầu đối với hàng xuất khẩu Nhật Bản chậm lại và những tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc đã tác động tới quan hệ thương mại của hai gã khổng lồ châu Á này.
Theo kết quả khảo sát các nhà chế tạo, sản lượng công nghiệp được dự báo sẽ giảm 1,5% trong tháng 10 trước khi tăng 1,6% trong tháng 11.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản giữ nguyên ở mức 4,2% trong tháng Chín, trùng hợp với dự báo của các nhà kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới giảm từ 4,5% xuống 4,4% còn tỷ lệ này ở nữ giới tăng từ 3,7% lên 3,8%.
Ngành xây dựng và một số ngành khác liên quan đến tái thiết đã chứng kiến mức tăng trưởng việc làm mạnh khi Nhật Bản tái thiết sau thảm họa động đất, sóng thần hồi tháng 3/2011. Nhưng sự phục hồi sau thảm họa đang chững lại do kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại trong khi đồng yên mạnh lên cũng tác động tới nhu cầu đối với các sản phẩm của Nhật Bản ở nước ngoài.
Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết mặc dù thu nhập trung bình của các hộ gia đình hưởng lương ở Nhật Bản đã tăng thực 0,1% lên 422.046 yên, chi tiêu các hộ gia đình lại giảm trung bình 0,9% trong tháng Chín so với trước đó một năm xuống 266.705 yên trên cơ sở đã điều chỉnh yếu tố lạm phát, và giảm mạnh so với mức tăng 1,8% trong tháng Tám. Đây là những chỉ số quan trọng đối với tiêu dùng tư nhân, vốn chiếm gần 60% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Những dữ liệu trên được công bố cùng ngày Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) họp bàn về chính sách, được dự báo sẽ đưa ra các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa để đối phó với sự tăng trưởng kinh tế chậm lại./.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cho biết sản lượng công nghiệp của nước này trong tháng Chín đã giảm tháng thứ ba liên tiếp, ở mức 4,1% so với tháng trước đó sau khi điều chỉnh yếu tố mùa vụ và giảm 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ lệ này tồi tệ hơn mức dự báo trung bình giảm 3,1% của thị trường, trong bối cảnh các nhà chế tạo ôtô và các nhà máy thép cắt giảm sản lượng do nhu cầu đối với hàng xuất khẩu Nhật Bản chậm lại và những tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc đã tác động tới quan hệ thương mại của hai gã khổng lồ châu Á này.
Theo kết quả khảo sát các nhà chế tạo, sản lượng công nghiệp được dự báo sẽ giảm 1,5% trong tháng 10 trước khi tăng 1,6% trong tháng 11.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản giữ nguyên ở mức 4,2% trong tháng Chín, trùng hợp với dự báo của các nhà kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới giảm từ 4,5% xuống 4,4% còn tỷ lệ này ở nữ giới tăng từ 3,7% lên 3,8%.
Ngành xây dựng và một số ngành khác liên quan đến tái thiết đã chứng kiến mức tăng trưởng việc làm mạnh khi Nhật Bản tái thiết sau thảm họa động đất, sóng thần hồi tháng 3/2011. Nhưng sự phục hồi sau thảm họa đang chững lại do kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại trong khi đồng yên mạnh lên cũng tác động tới nhu cầu đối với các sản phẩm của Nhật Bản ở nước ngoài.
Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết mặc dù thu nhập trung bình của các hộ gia đình hưởng lương ở Nhật Bản đã tăng thực 0,1% lên 422.046 yên, chi tiêu các hộ gia đình lại giảm trung bình 0,9% trong tháng Chín so với trước đó một năm xuống 266.705 yên trên cơ sở đã điều chỉnh yếu tố lạm phát, và giảm mạnh so với mức tăng 1,8% trong tháng Tám. Đây là những chỉ số quan trọng đối với tiêu dùng tư nhân, vốn chiếm gần 60% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Những dữ liệu trên được công bố cùng ngày Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) họp bàn về chính sách, được dự báo sẽ đưa ra các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa để đối phó với sự tăng trưởng kinh tế chậm lại./.
(TTXVN)