Lực lượng kiểm lâm Kenya ngày 8/11 thông báo họ đang lần theo dấu vết của những kẻ săn trộm đã sát hại cả gia đình 11 con voi - vụ thảm sát voi tồi tệ nhất ở đây trong 3 thập kỷ qua.
"Kể từ những năm 1980, chúng tôi chưa từng bị mất nhiều voi tới vậy chỉ trong một vụ săn trộm" - Patrick Omondi, lãnh đạp chương trình voi tại cơ Lực lượng bảo vệ Động vật hoang dã Kenya (KWS) cho biết - "Đây là tín hiệu rõ ràng cho thấy tình hình đã trở nên tồi tệ hơn."
Thi thể đầy lỗ đạn của những con voi, tất cả đều bị chặt mất ngà, gồm cả xác một con voi non mới 2 tháng tuổi, đã được tìm thấy hôm thứ Bảy tuần trước tại Công viên Quốc gia Tsavo East ở phía Đông Nam Kenya.
"Các điều tra ban đầu của chúng tôi cho thấy có khoảng 10 kẻ săn trộm và chúng được vũ trang bằng nhiều loại súng" - Omondi nói, cho biết thêm rằng vũ khí được ưa thích của những tên này thường là súng trường tấn công AK-47.
Lực lượng kiểm lâm hiện đang theo dấu những kẻ săn trộm, nhưng chưa thể bắt được chúng. Các quan chức Kenya cho biết nhu cầu ngà voi tăng lên ở châu Á, nơi ngà voi được dùng làm thuốc và đồ trang sức, đã dẫn tới nạn sát hại voi tăng lên ở châu Phi.
"Một cân ngà voi có giá tới 2.500 USD ở chợ đen. Tiền sẽ chảy trở lại vào túi các băng tội phạm có tổ chức chặt chẽ với nhiều loại vũ khí tinh vi" - Omondi nói.
Hồi năm 2012, Kenya đã bị mất xấp xỉ 360 con voi vì nạn săn trộm ngà, một con số đã tăng vọt so với mức 289 con voi của năm trước. Ít nhất 40 kẻ săn trộm đã bị tiêu diệt vào năm ngoái khi lực lượng kiểm lâm tăng cường trấn áp.
Hoạt động buôn lậu ngà voi quốc tế đã bị đưa ra ngoài vòng pháp luật kể từ năm 1989, sau khi quy mô đàn voi ở châu Phi tụt từ hàng triệu con trong giữa thế kỷ 20 xuống chỉ còn khoảng 600.000 con voi vào cuối những năm 1980.
Tuần trước, các quan chức Hong Kong đã thu giữ hơn 1 tấn ngà voi trị giá 1,4 triệu USD tới từ Kenya. Hoạt động buôn bán ngà voi bị cấm dưới Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), với các bên liên quan sẽ tổ chức đại hội tiếp theo vào tháng 3 tới đây, thời điểm Omondi tin rằng thường làm tăng vọt số vụ săn trộm.
Ông nói rằng nguyên nhân do các tay đầu cơ thường tích trữ hàng cấm, với hy vọng đại hội sẽ dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán ngà voi.
Châu Phi hiện có khoảng 472.000 con voi, nhưng sự sinh tồn của chúng đang bị đe dọa do nạn săn trộm và mất môi trường sống./.
"Kể từ những năm 1980, chúng tôi chưa từng bị mất nhiều voi tới vậy chỉ trong một vụ săn trộm" - Patrick Omondi, lãnh đạp chương trình voi tại cơ Lực lượng bảo vệ Động vật hoang dã Kenya (KWS) cho biết - "Đây là tín hiệu rõ ràng cho thấy tình hình đã trở nên tồi tệ hơn."
Thi thể đầy lỗ đạn của những con voi, tất cả đều bị chặt mất ngà, gồm cả xác một con voi non mới 2 tháng tuổi, đã được tìm thấy hôm thứ Bảy tuần trước tại Công viên Quốc gia Tsavo East ở phía Đông Nam Kenya.
"Các điều tra ban đầu của chúng tôi cho thấy có khoảng 10 kẻ săn trộm và chúng được vũ trang bằng nhiều loại súng" - Omondi nói, cho biết thêm rằng vũ khí được ưa thích của những tên này thường là súng trường tấn công AK-47.
Lực lượng kiểm lâm hiện đang theo dấu những kẻ săn trộm, nhưng chưa thể bắt được chúng. Các quan chức Kenya cho biết nhu cầu ngà voi tăng lên ở châu Á, nơi ngà voi được dùng làm thuốc và đồ trang sức, đã dẫn tới nạn sát hại voi tăng lên ở châu Phi.
"Một cân ngà voi có giá tới 2.500 USD ở chợ đen. Tiền sẽ chảy trở lại vào túi các băng tội phạm có tổ chức chặt chẽ với nhiều loại vũ khí tinh vi" - Omondi nói.
Hồi năm 2012, Kenya đã bị mất xấp xỉ 360 con voi vì nạn săn trộm ngà, một con số đã tăng vọt so với mức 289 con voi của năm trước. Ít nhất 40 kẻ săn trộm đã bị tiêu diệt vào năm ngoái khi lực lượng kiểm lâm tăng cường trấn áp.
Hoạt động buôn lậu ngà voi quốc tế đã bị đưa ra ngoài vòng pháp luật kể từ năm 1989, sau khi quy mô đàn voi ở châu Phi tụt từ hàng triệu con trong giữa thế kỷ 20 xuống chỉ còn khoảng 600.000 con voi vào cuối những năm 1980.
Tuần trước, các quan chức Hong Kong đã thu giữ hơn 1 tấn ngà voi trị giá 1,4 triệu USD tới từ Kenya. Hoạt động buôn bán ngà voi bị cấm dưới Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), với các bên liên quan sẽ tổ chức đại hội tiếp theo vào tháng 3 tới đây, thời điểm Omondi tin rằng thường làm tăng vọt số vụ săn trộm.
Ông nói rằng nguyên nhân do các tay đầu cơ thường tích trữ hàng cấm, với hy vọng đại hội sẽ dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán ngà voi.
Châu Phi hiện có khoảng 472.000 con voi, nhưng sự sinh tồn của chúng đang bị đe dọa do nạn săn trộm và mất môi trường sống./.
Linh Vũ (Vietnam+)