Tỉnh Cà Mau quyết định dành 100 tỷ đồng khai thông 12 cửa biển, cửa sông phục vụ cho khai thác lợi thế, tiềm năng cửa biển nhằm phát triển kinh tế giai đoạn 2012-2015.
Tỉnh ưu tiên đầu tư khoảng 25 tỷ đồng nạo vét hàng trăm ngàn m3 đất, làm các cửa biển sâu hơn, đáp ứng yêu cầu ra vào đối với tàu thuyền có công suất lớn từ 90 Cv trở lên.
Những nơi ưu tiên đầu tư nạo vét là cửa biển Sông Đốc, Khánh Hội, Gành Hào, Bồ Đề, Tam Giang; bảy tuyến sông nối liền ra biển bao gồm sông Bảy Háp, kênh Xáng Đội Cường, sông Trẹm, sông Hòa Trung, sông Cà Mau…; đồng thời tiến hành xây dựng ba khu tái định cư dành cho 200 hộ dân trong diện giải tỏa ổn định cuộc sống.
Để bảo đảm nguồn kinh phí phục vụ cho yêu cầu phát triển dự án trên, ngoài một phần ngân sách địa phương, tỉnh huy động từ nhiều nguồn lực, trong đó ưu tiên cho các nhà đầu tư có năng lực, nhà doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia theo phương châm đôi bên cùng có lợi. Trong đó chú trọng đầu tư các dịch vụ hậu cần nghề cá, khai thác thủy sản, cơ sở hạ tầng trên các cửa biển lớn như Sông Đốc, Khánh Hội, Ngọc Hiển, Năm Căn… vì những khu vực này được quy hoạch, xây dựng thành đô thị loại bốn vào năm 2015.
Cà Mau là địa phương đặc thù sông nước với trên 10.000 con sông, rạch lớn nhỏ đan xen nhau, trong đó có trên 100 cửa biển, sông, rạch được nối liền từ nội địa thông ra biển. Đây là lợi thế lớn trong phát triển kinh tế thủy sản của Cà Mau, tuy nhiên, thời gian qua hệ thống cửa biển, cửa sông chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, hầu hết cửa biển, cửa sông đều đã cạn khiến cho tàu thuyền ra vào, vận chuyển hàng hoá gặp nhiều khăn khăn.
Đáng lưu ý là cửa biển Sông Đốc nằm cách trung tâm thành phố Cà Mau 40km, có đoàn tàu khai thác thủy sản trên 3.000 phương tiện, dân số lên tới 40.000 người, nhưng đang bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều lần có kế hoạch nạo vét, khai thông nhưng chưa làm được vì không có vốn. Cửa biển Khánh Hội có trên 500 tàu khai thác thủy sản nhưng cũng trong tình trạng cửa sông bị sạt lở./.
Tỉnh ưu tiên đầu tư khoảng 25 tỷ đồng nạo vét hàng trăm ngàn m3 đất, làm các cửa biển sâu hơn, đáp ứng yêu cầu ra vào đối với tàu thuyền có công suất lớn từ 90 Cv trở lên.
Những nơi ưu tiên đầu tư nạo vét là cửa biển Sông Đốc, Khánh Hội, Gành Hào, Bồ Đề, Tam Giang; bảy tuyến sông nối liền ra biển bao gồm sông Bảy Háp, kênh Xáng Đội Cường, sông Trẹm, sông Hòa Trung, sông Cà Mau…; đồng thời tiến hành xây dựng ba khu tái định cư dành cho 200 hộ dân trong diện giải tỏa ổn định cuộc sống.
Để bảo đảm nguồn kinh phí phục vụ cho yêu cầu phát triển dự án trên, ngoài một phần ngân sách địa phương, tỉnh huy động từ nhiều nguồn lực, trong đó ưu tiên cho các nhà đầu tư có năng lực, nhà doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia theo phương châm đôi bên cùng có lợi. Trong đó chú trọng đầu tư các dịch vụ hậu cần nghề cá, khai thác thủy sản, cơ sở hạ tầng trên các cửa biển lớn như Sông Đốc, Khánh Hội, Ngọc Hiển, Năm Căn… vì những khu vực này được quy hoạch, xây dựng thành đô thị loại bốn vào năm 2015.
Cà Mau là địa phương đặc thù sông nước với trên 10.000 con sông, rạch lớn nhỏ đan xen nhau, trong đó có trên 100 cửa biển, sông, rạch được nối liền từ nội địa thông ra biển. Đây là lợi thế lớn trong phát triển kinh tế thủy sản của Cà Mau, tuy nhiên, thời gian qua hệ thống cửa biển, cửa sông chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, hầu hết cửa biển, cửa sông đều đã cạn khiến cho tàu thuyền ra vào, vận chuyển hàng hoá gặp nhiều khăn khăn.
Đáng lưu ý là cửa biển Sông Đốc nằm cách trung tâm thành phố Cà Mau 40km, có đoàn tàu khai thác thủy sản trên 3.000 phương tiện, dân số lên tới 40.000 người, nhưng đang bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều lần có kế hoạch nạo vét, khai thông nhưng chưa làm được vì không có vốn. Cửa biển Khánh Hội có trên 500 tàu khai thác thủy sản nhưng cũng trong tình trạng cửa sông bị sạt lở./.
Trần Thành Nên (TTXVN)