Ngày 30/1, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết từ ngày 21/1 đến nay, cả nước đã phát hiện 75 trường hợp viêm não mô cầu và bệnh tay chân miệng, rất may đến nay không có trường hợp nào tử vong.
Trong đó có 3 trường hợp mắc viêm não mô cầu và 72 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Hà Nội có 1 trường hợp và Thành phố Hồ Chí Minh có 2 trường hợp mắc bệnh viêm não mô cầu, hiện cả ba bệnh nhân đều bình phục, ổn định sức khỏe.
Còn 72 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc là thành phố Hải Phòng với 48 trường hợp , Hà Nội 5 trường hợp; khu vực miền Nam 19 trường hợp phân bố đều tại các địa phương Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Lâm Đồng, Kiên Giang, Tây Ninh, Trà Vinh.
Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh nhân tại Hà Nội mắc bệnh viêm não mô cầu là bé gái 3,5 tháng tuổi ở thôn Kim Giao, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, Hà Nội, khởi bệnh ngày 15/1 với triệu chứng sốt cao, ho, chảy nước mũi. Gia đình đưa trẻ đến Trạm Y tế xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh và đến Bệnh viện đa khoa Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
Ngày 16/1 trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng sốt cao, nôn, ỉa chảy và đã được chọc dịch não tủy. Ngày 22/1 cấy dịch não tủy dương tính với vi khuẩn não mô cầu. Hiện tại trẻ đã tỉnh, bú được và đang điều trị tại khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi trung ương.
Ngay sau đó, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tiến hành điều tra và xử lý ổ dịch; khoanh vùng và giám sát chặt chẽ tình hình dịch toàn bộ khu vực quanh nhà bệnh nhân. Đồng thời tiến hành điều tra dịch tễ và lập danh sách, theo dõi sức khỏe những người tiếp xúc với bệnh nhân. Đến nay chưa phát hiện thêm trường hợp nào nghi ngờ mắc bệnh trong nhóm tiếp xúc gần với bệnh nhân cũng như trong toàn bộ khu vực lân cận.
Theo đó, những người nằm trong vùng nguy cơ cao đã sử dụng kháng sinh Ciprofloxacine 500 mg x 2 viên (đối với người lớn) và Azithromycine 20 mg/kg, liều duy nhất (trẻ em và phụ nữ có thai) cho 16 người tiếp xúc gần với bệnh nhân; tiến hành lấy 10 mẫu bệnh phẩm (dịch ngoáy họng) của 16 người tiếp xúc với bệnh nhân, hiện chưa có kết quả xét nghiệm.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bé trai, 2 tuổi, ở phường 5, quận 8 nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới ngày 18/1. Kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn não mô cầu. Bé gái, 6 tuổi, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, đã nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/1. Kết quả xét nghiệm của Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã cho kết quả dương tính với vi khuẩn não mô cầu./.
Trong đó có 3 trường hợp mắc viêm não mô cầu và 72 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Hà Nội có 1 trường hợp và Thành phố Hồ Chí Minh có 2 trường hợp mắc bệnh viêm não mô cầu, hiện cả ba bệnh nhân đều bình phục, ổn định sức khỏe.
Còn 72 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc là thành phố Hải Phòng với 48 trường hợp , Hà Nội 5 trường hợp; khu vực miền Nam 19 trường hợp phân bố đều tại các địa phương Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Lâm Đồng, Kiên Giang, Tây Ninh, Trà Vinh.
Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh nhân tại Hà Nội mắc bệnh viêm não mô cầu là bé gái 3,5 tháng tuổi ở thôn Kim Giao, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, Hà Nội, khởi bệnh ngày 15/1 với triệu chứng sốt cao, ho, chảy nước mũi. Gia đình đưa trẻ đến Trạm Y tế xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh và đến Bệnh viện đa khoa Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
Ngày 16/1 trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng sốt cao, nôn, ỉa chảy và đã được chọc dịch não tủy. Ngày 22/1 cấy dịch não tủy dương tính với vi khuẩn não mô cầu. Hiện tại trẻ đã tỉnh, bú được và đang điều trị tại khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi trung ương.
Ngay sau đó, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tiến hành điều tra và xử lý ổ dịch; khoanh vùng và giám sát chặt chẽ tình hình dịch toàn bộ khu vực quanh nhà bệnh nhân. Đồng thời tiến hành điều tra dịch tễ và lập danh sách, theo dõi sức khỏe những người tiếp xúc với bệnh nhân. Đến nay chưa phát hiện thêm trường hợp nào nghi ngờ mắc bệnh trong nhóm tiếp xúc gần với bệnh nhân cũng như trong toàn bộ khu vực lân cận.
Theo đó, những người nằm trong vùng nguy cơ cao đã sử dụng kháng sinh Ciprofloxacine 500 mg x 2 viên (đối với người lớn) và Azithromycine 20 mg/kg, liều duy nhất (trẻ em và phụ nữ có thai) cho 16 người tiếp xúc gần với bệnh nhân; tiến hành lấy 10 mẫu bệnh phẩm (dịch ngoáy họng) của 16 người tiếp xúc với bệnh nhân, hiện chưa có kết quả xét nghiệm.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bé trai, 2 tuổi, ở phường 5, quận 8 nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới ngày 18/1. Kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn não mô cầu. Bé gái, 6 tuổi, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, đã nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/1. Kết quả xét nghiệm của Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã cho kết quả dương tính với vi khuẩn não mô cầu./.
Nhật Minh (TTXVN/Vietnam+)