Giáo sư Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ cho hay, trong thập kỷ qua, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp. Một số bệnh truyền nhiễm gây dịch mới nổi và tái nổi bùng phát mạnh như SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, tả, tay chân miệng, sốt xuất huyết…
Ông Hiển đã cho biết như vậy trong Hội nghị triển khai công tác y tế dự phòng năm 2013, do Bộ Y tế tổ chức sáng 25/3, tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, thời gian qua, ngành y tế đã đạt được nhiều thành tựu như kiểm soát tốt nhiều dịch bệnh, không để xảy ra dịch lớn, công tác an toàn thực phẩm đã được kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt, về việc phòng chống HIV/AIDS, Việt Nam năm thứ tư liên tiếp đã giảm số trường hợp mắc mới, giảm số người chuyển từ HIV sang AIDS, giảm số người tử vong mới. Những thành tựu đó đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Long cũng nhấn mạnh, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác y tế dự phòng vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Đó là vấn đề giám sát để phát hiện sớm các yếu tố có thể ngăn ngừa dịch bệnh, vấn đề nâng cao nhận thức của người dân, nguồn kinh phí cho y tế dự phòng, tăng cường năng lực cho các phòng xét nghiệm…
Đề cập đến thực trạng công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh, giáo sư Nguyễn Trần Hiển nhấn mạnh dịch bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp như tay chân miệng, sốt xuất huyết. Năm 2012, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tăng gần 40% so với năm 2011, nhưng tỷ lệ tử vong giảm hơn 4 lần. Một số bệnh có xu hướng tăng như thủy đậu, quai bị, các bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, than, liên cầu lợn…Thời gian gần đây, số người tử vong do các bệnh không lây nhiễm và chấn thương có xu hướng gia tăng trong đó một số bệnh điển hình như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, nhóm bệnh tâm thần…
Ông Hiển phân tích, nguyên nhân dịch bệnh truyền nhiễm phức tạp là do sự biến đổi của môi trường, sự phát triển của kinh tế toàn cầu đã dẫn tới sự thay đổi mô hình bệnh tật như nhiều dịch bệnh mới xuất hiện, các bệnh dịch tái nổi và sự kháng thuốc…
Bên cạnh đó, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm của một bộ phận người dân chưa được tốt, vẫn còn nhiều hành vi, thói quen tiềm ẩn nguy cơ, dẫn tới nhiều dịch bệnh đã được khống chế nay xuất hiện trở lại, đặc biệt là những bệnh lây theo đường tiêu hóa.
Theo ông Hiển, việc hiện nay có nhiều người dân sử dụng thuốc điều trị không kê đơn cũng là một điều đáng lo ngại. Tình trạng đó sẽ dẫn tới sự biến dị và tăng sức đề kháng của các vi sinh vật gây ra nhiều bệnh dịch mới, cũng như gây ra khó khăn cho công tác đều trị, phòng chống dịch bệnh.
Về công tác phòng chống HIV/AIDS, theo Cục phòng chống HIV/AIDS, tính đến cuối năm 2012, cả nước có hơn 210.700 người nhiễm HIV đang còn sống và có hơn 63.000 người tử vong do HIV/AIDS. Riêng trong năm 2012, cả nước phát hiện hơn 14.000 trường hợp nhiễm HIV và có 2.149 người tử vong. So với năm 2011, số trường hợp được phát hiện nhiễm HIV giảm 26%, số người tử vong giảm gần 32%.
Tại cuộc họp, nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực y tế dự phòng được Bộ Y tế đưa ra trong năm 2013 là khống chế, loại trừ các bệnh qua đường tiêu hóa, bệnh do côn trùng truyền, ngăn chặn hiệu quả các bệnh dịch nguy hiểm và bệnh mới nổi.
Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phát hiện dịch sớm, triển khai các biện pháp chống dịch kịp thời nhằm giảm tỷ lệ các trường hợp mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm; phát triển đội ngũ nhân lực y tế dự phòng cân đối và hợp lý về cả số lượng, chất lượng./.
Ông Hiển đã cho biết như vậy trong Hội nghị triển khai công tác y tế dự phòng năm 2013, do Bộ Y tế tổ chức sáng 25/3, tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, thời gian qua, ngành y tế đã đạt được nhiều thành tựu như kiểm soát tốt nhiều dịch bệnh, không để xảy ra dịch lớn, công tác an toàn thực phẩm đã được kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt, về việc phòng chống HIV/AIDS, Việt Nam năm thứ tư liên tiếp đã giảm số trường hợp mắc mới, giảm số người chuyển từ HIV sang AIDS, giảm số người tử vong mới. Những thành tựu đó đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Long cũng nhấn mạnh, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác y tế dự phòng vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Đó là vấn đề giám sát để phát hiện sớm các yếu tố có thể ngăn ngừa dịch bệnh, vấn đề nâng cao nhận thức của người dân, nguồn kinh phí cho y tế dự phòng, tăng cường năng lực cho các phòng xét nghiệm…
Đề cập đến thực trạng công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh, giáo sư Nguyễn Trần Hiển nhấn mạnh dịch bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp như tay chân miệng, sốt xuất huyết. Năm 2012, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tăng gần 40% so với năm 2011, nhưng tỷ lệ tử vong giảm hơn 4 lần. Một số bệnh có xu hướng tăng như thủy đậu, quai bị, các bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, than, liên cầu lợn…Thời gian gần đây, số người tử vong do các bệnh không lây nhiễm và chấn thương có xu hướng gia tăng trong đó một số bệnh điển hình như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, nhóm bệnh tâm thần…
Ông Hiển phân tích, nguyên nhân dịch bệnh truyền nhiễm phức tạp là do sự biến đổi của môi trường, sự phát triển của kinh tế toàn cầu đã dẫn tới sự thay đổi mô hình bệnh tật như nhiều dịch bệnh mới xuất hiện, các bệnh dịch tái nổi và sự kháng thuốc…
Bên cạnh đó, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm của một bộ phận người dân chưa được tốt, vẫn còn nhiều hành vi, thói quen tiềm ẩn nguy cơ, dẫn tới nhiều dịch bệnh đã được khống chế nay xuất hiện trở lại, đặc biệt là những bệnh lây theo đường tiêu hóa.
Theo ông Hiển, việc hiện nay có nhiều người dân sử dụng thuốc điều trị không kê đơn cũng là một điều đáng lo ngại. Tình trạng đó sẽ dẫn tới sự biến dị và tăng sức đề kháng của các vi sinh vật gây ra nhiều bệnh dịch mới, cũng như gây ra khó khăn cho công tác đều trị, phòng chống dịch bệnh.
Về công tác phòng chống HIV/AIDS, theo Cục phòng chống HIV/AIDS, tính đến cuối năm 2012, cả nước có hơn 210.700 người nhiễm HIV đang còn sống và có hơn 63.000 người tử vong do HIV/AIDS. Riêng trong năm 2012, cả nước phát hiện hơn 14.000 trường hợp nhiễm HIV và có 2.149 người tử vong. So với năm 2011, số trường hợp được phát hiện nhiễm HIV giảm 26%, số người tử vong giảm gần 32%.
Tại cuộc họp, nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực y tế dự phòng được Bộ Y tế đưa ra trong năm 2013 là khống chế, loại trừ các bệnh qua đường tiêu hóa, bệnh do côn trùng truyền, ngăn chặn hiệu quả các bệnh dịch nguy hiểm và bệnh mới nổi.
Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phát hiện dịch sớm, triển khai các biện pháp chống dịch kịp thời nhằm giảm tỷ lệ các trường hợp mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm; phát triển đội ngũ nhân lực y tế dự phòng cân đối và hợp lý về cả số lượng, chất lượng./.
Thùy Giang (Vietnam+)