Trước nguy cơ cháy rừng do hạn hán và nắng nóng kéo dài từ đầu năm đến nay, các địa phương có diện tích rừng đã khẩn trương triển khai nhiều biện pháp cấp bách bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.
Trong các ngày từ 25/2 đến 2/3, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã xảy ra 23 vụ cháy rừng, gây thiệt hại gần 95ha rừng, trong đó hơn 37ha là rừng trồng (chủ yếu là rừng thông, bạch đàn)... còn lại là rừng tự nhiên và rừng tạp. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các ngành liên quan và hạt kiểm lâm các địa phương trọng yếu như Lộc Bình, Đình Lập, Văn Lãng, Cao Lộc tổ chức duy trì thường trực gác lửa rừng 24/24 giờ, chủ động phòng, chống cháy rừng.
Tỉnh Lạng Sơn cũng đẩy mạnh truy tìm, làm rõ những cá nhân vi phạm gây cháy rừng và xử lý nghiêm trước pháp luật.
Công tác phòng, chống cháy rừng cũng được khẩn trương triển khai tại hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn sau hàng loạt vụ cháy rừng xảy ra liên tiếp trên địa bàn các tỉnh này từ ngày 25/2 đến nay.
Ủy ban Nhân dân các tỉnh trên đã chỉ đạo lực lượng liên quan tăng cường bố trí lực lượng tuần tra, kiểm tra rừng tại các khu vực trọng điểm cháy để phát hiện và tập trung lực lượng sẵn sàng chữa cháy rừng kịp thời, có hiệu quả. Xảy ra cháy rừng tại địa phương nào thì trách nhiệm trước hết thuộc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã.
Do tình hình khô hạn năm nay diễn ra sớm và gay gắt nên công tác đối phó với tình hình khô hạn và phòng chống cháy rừng của tỉnh Hậu Giang năm nay cũng được chuẩn bị sớm và chu đáo.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo cho các đơn vị kiểm lâm, công an phòng cháy chữa cháy và các chủ rừng cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phương tiện để tiến hành diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng vào giữa tháng 4 tới, tăng cường tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy rừng, không đốt tổ ong trong mùa khô, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn phòng cháy chữa cháy rừng.
Năm nay, tỉnh Hậu Giang đã đầu tư xây dựng thêm 3 tháp canh lửa kiên cố mới tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng kết hợp với các phương tiện chữa cháy sẵn có như 29 máy bơm chữa cháy, trong đó có 7 máy bơm chuyên dùng và một lực lượng chữa cháy tại chỗ khá hùng hậu và đã thành lập được 46 tổ chữa cháy nông dân với 1.345 người.
Ngoài ra, tỉnh cũng đã thành lập 2 Hạt kiểm lâm đặt tại huyện Phụng Hiệp và huyện Long Mỹ để hỗ trợ cho chính quyền địa phương và lực lượng cơ sở xử lý nhanh tình huống khi có sự cố xảy ra. Hậu Giang hiện có 5.003ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng là 3.514ha, trong đó rừng do nhà nước quản lý là 1.885ha, chủ yếu là rừng tràm. Liên tục trong 3 năm qua, từ năm 2007-2009, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chưa xảy ra vụ cháy rừng nào./.
Trong các ngày từ 25/2 đến 2/3, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã xảy ra 23 vụ cháy rừng, gây thiệt hại gần 95ha rừng, trong đó hơn 37ha là rừng trồng (chủ yếu là rừng thông, bạch đàn)... còn lại là rừng tự nhiên và rừng tạp. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các ngành liên quan và hạt kiểm lâm các địa phương trọng yếu như Lộc Bình, Đình Lập, Văn Lãng, Cao Lộc tổ chức duy trì thường trực gác lửa rừng 24/24 giờ, chủ động phòng, chống cháy rừng.
Tỉnh Lạng Sơn cũng đẩy mạnh truy tìm, làm rõ những cá nhân vi phạm gây cháy rừng và xử lý nghiêm trước pháp luật.
Công tác phòng, chống cháy rừng cũng được khẩn trương triển khai tại hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn sau hàng loạt vụ cháy rừng xảy ra liên tiếp trên địa bàn các tỉnh này từ ngày 25/2 đến nay.
Ủy ban Nhân dân các tỉnh trên đã chỉ đạo lực lượng liên quan tăng cường bố trí lực lượng tuần tra, kiểm tra rừng tại các khu vực trọng điểm cháy để phát hiện và tập trung lực lượng sẵn sàng chữa cháy rừng kịp thời, có hiệu quả. Xảy ra cháy rừng tại địa phương nào thì trách nhiệm trước hết thuộc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã.
Do tình hình khô hạn năm nay diễn ra sớm và gay gắt nên công tác đối phó với tình hình khô hạn và phòng chống cháy rừng của tỉnh Hậu Giang năm nay cũng được chuẩn bị sớm và chu đáo.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo cho các đơn vị kiểm lâm, công an phòng cháy chữa cháy và các chủ rừng cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phương tiện để tiến hành diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng vào giữa tháng 4 tới, tăng cường tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy rừng, không đốt tổ ong trong mùa khô, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn phòng cháy chữa cháy rừng.
Năm nay, tỉnh Hậu Giang đã đầu tư xây dựng thêm 3 tháp canh lửa kiên cố mới tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng kết hợp với các phương tiện chữa cháy sẵn có như 29 máy bơm chữa cháy, trong đó có 7 máy bơm chuyên dùng và một lực lượng chữa cháy tại chỗ khá hùng hậu và đã thành lập được 46 tổ chữa cháy nông dân với 1.345 người.
Ngoài ra, tỉnh cũng đã thành lập 2 Hạt kiểm lâm đặt tại huyện Phụng Hiệp và huyện Long Mỹ để hỗ trợ cho chính quyền địa phương và lực lượng cơ sở xử lý nhanh tình huống khi có sự cố xảy ra. Hậu Giang hiện có 5.003ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng là 3.514ha, trong đó rừng do nhà nước quản lý là 1.885ha, chủ yếu là rừng tràm. Liên tục trong 3 năm qua, từ năm 2007-2009, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chưa xảy ra vụ cháy rừng nào./.
(TTXVN/Vietnam+)