Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng Sáu của cả nước ước đạt 550 triệu USD, nâng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng lên xấp xỉ 2,9 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2011.
Các chuyên gia ngành thủy sản đánh giá mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn.
Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang các nước thuộc khối EU còn gặp nhiều khó khăn không chỉ do tác động của khủng hoảng nợ công ở châu Âu mà còn do những rào cản phi thuế của các thị trường này. Giá trị xuất khẩu sang khối thị trường này giảm mạnh, trong đó Đức giảm 26,4%, Hà Lan giảm 10,9%, Italy giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cho biết chưa khi nào các doanh nghiệp xuất khẩu tôm lại gặp khó như hiện nay. Xuất khẩu tôm đang rơi vào tình thế rất khó khăn khi giá bán thậm chí thấp hơn nguyên liệu đầu vào. Nguyên nhân một phần là do nguồn tôm nguyên liệu khan hiếm, doanh nghiệp phải thu mua với giá cao. Mặt khác, sức ép cạnh tranh từ quốc gia sản xuất tôm khác trên thế giới như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ trúng mùa đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào tình thế khó khi buộc phải bán với giá ngang bằng hoặc thậm chí thấp hơn các đối đối thủ cạnh tranh này.
Trong số các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, Nhật Bản vẫn là thị trường đạt mức tăng trưởng khả quan nhất với giá trị kim ngạch đạt hơn 216 triệu USD, tăng khoảng 27% so với cùng kỳ năm trước. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tôm Việt Nam, chiếm đến 27% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng là một trong những thị trường mà tôm Việt Nam đang phải đối diện với nhiều rào cản nhất.
Mới đây, phía Nhật Bản lại thông báo tăng tần suất kiểm tra chất Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Như vậy, chắc chắn các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sẽ gặp khó trong việc thâm nhập vào thị trường này.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Ủy ban tôm thuộc Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) cảnh báo tình trạng tôm nhiễm tạp chất bị các thị trường xuất khẩu trả về ngày càng tăng, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang có nguy cơ mất thị trường Nhật Bản, thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất và cũng là thị trường bán có giá nhất của doanh nghiệp tôm Việt Nam.
Để nâng cao kim ngạch xuất khẩu trong những tháng cuối năm, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng việc tìm kiếm và chuyển hướng xuất khẩu sang những thị trường mới tiềm năng là điều các doanh nghiệp cần quan tâm, đặc biệt là thị trường châu Á.
Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường mới, doanh nghiệp cũng cần mạnh tay hơn về vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường kiểm tra chất an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuỗi từ sản xuất con giống đến nuôi trồng và chế biến xuất khẩu; rà soát lại danh mục các loại hóa chất sử dụng trong nuôi trồng, khai thác thủy sản và có văn bản cấm sử dụng các chất gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và xuất khẩu thủy sản./.
Các chuyên gia ngành thủy sản đánh giá mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn.
Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang các nước thuộc khối EU còn gặp nhiều khó khăn không chỉ do tác động của khủng hoảng nợ công ở châu Âu mà còn do những rào cản phi thuế của các thị trường này. Giá trị xuất khẩu sang khối thị trường này giảm mạnh, trong đó Đức giảm 26,4%, Hà Lan giảm 10,9%, Italy giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cho biết chưa khi nào các doanh nghiệp xuất khẩu tôm lại gặp khó như hiện nay. Xuất khẩu tôm đang rơi vào tình thế rất khó khăn khi giá bán thậm chí thấp hơn nguyên liệu đầu vào. Nguyên nhân một phần là do nguồn tôm nguyên liệu khan hiếm, doanh nghiệp phải thu mua với giá cao. Mặt khác, sức ép cạnh tranh từ quốc gia sản xuất tôm khác trên thế giới như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ trúng mùa đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào tình thế khó khi buộc phải bán với giá ngang bằng hoặc thậm chí thấp hơn các đối đối thủ cạnh tranh này.
Trong số các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, Nhật Bản vẫn là thị trường đạt mức tăng trưởng khả quan nhất với giá trị kim ngạch đạt hơn 216 triệu USD, tăng khoảng 27% so với cùng kỳ năm trước. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tôm Việt Nam, chiếm đến 27% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng là một trong những thị trường mà tôm Việt Nam đang phải đối diện với nhiều rào cản nhất.
Mới đây, phía Nhật Bản lại thông báo tăng tần suất kiểm tra chất Ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Như vậy, chắc chắn các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sẽ gặp khó trong việc thâm nhập vào thị trường này.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Ủy ban tôm thuộc Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) cảnh báo tình trạng tôm nhiễm tạp chất bị các thị trường xuất khẩu trả về ngày càng tăng, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang có nguy cơ mất thị trường Nhật Bản, thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất và cũng là thị trường bán có giá nhất của doanh nghiệp tôm Việt Nam.
Để nâng cao kim ngạch xuất khẩu trong những tháng cuối năm, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho rằng việc tìm kiếm và chuyển hướng xuất khẩu sang những thị trường mới tiềm năng là điều các doanh nghiệp cần quan tâm, đặc biệt là thị trường châu Á.
Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường mới, doanh nghiệp cũng cần mạnh tay hơn về vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường kiểm tra chất an toàn vệ sinh thực phẩm theo chuỗi từ sản xuất con giống đến nuôi trồng và chế biến xuất khẩu; rà soát lại danh mục các loại hóa chất sử dụng trong nuôi trồng, khai thác thủy sản và có văn bản cấm sử dụng các chất gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và xuất khẩu thủy sản./.
Thúy Hiền (TTXVN)