Phát biểu bên lề một hội nghị đầu tư năng lượng vừa được tổ chức tại thành phố Calgary ngày 2/10, ông Jason Langrish, chủ tịch tổ chức Hội nghị bàn tròn năng lượng Canada, nhấn mạnh các công ty châu Á và các nguồn tài nguyên của Canada có thể bổ sung cho nhau "một cách hoàn hảo".
Các công ty năng lượng châu Á, từ Malaysia tới Trung Quốc, đang trong giai đoạn cần công nghệ cao hơn, trong khi các công ty năng lượng của Canada rất cần các khoản đầu tư mới.
Ông Langrish được mạng tin ipolitics.ca dẫn lời nói rằng lý do khiến các công ty năng lượng châu Á để mắt đến các công ty năng lượng Canada là do họ đang cần công nghệ tốt hơn, trong khi trong túi lại "rủng rỉnh" tiền nong.
Do các công ty châu Á cần tri thức và các kiến thức chuyên môn nên các công ty Canada, với kinh nghiệm và trình độ cao, đang trở thành mục tiêu chủ chốt của họ.
Trong khi đó, các công ty năng lượng châu Âu và Mỹ cũng muốn đầu tư vào dầu cát lại không cần phải trả nhiều tiền cho việc mua các công ty như Suncor hay Canadian Natural (Resources Limited), bởi họ đã có công nghệ và biết cách thức khai thác loại dầu thô đặc biệt này.
Tình hình này sẽ không thay đổi, bất chấp việc Canada và Liên minh châu Âu (EU) có thể sớm hoàn tất Hiệp định Thương mại và kinh tế toàn diện (CETA). CETA sẽ bảo vệ tốt hơn các hoạt động đầu tư hai chiều và khiến các công ty châu Âu tin tưởng hơn về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
CETA cũng khiến việc đưa các lao động tạm thời vào Canada cũng như việc công nhận bằng cấp nước ngoài dễ dàng hơn, mà không ảnh hưởng đến các lực lượng lao động lớn hơn mà các công ty châu Á đang để mắt đến ở Canada.
Các công ty năng lượng lớn của phương Tây như BP, Total và Shell chưa bao giờ tỏ ý muốn mua cả công ty như các công ty châu Á. Thay vì mua công ty, các công ty Âu, Mỹ chỉ mua các tài sản.
Như Shell chẳng hạn, họ sẽ không quan tâm đến việc đảm bảo năng lượng cho tăng trưởng của cả nền kinh tế, mà chỉ muốn vươn lên mức hiệu quả cao hơn và bước vào một giai đoạn phát triển mới.
Động cơ của các công ty quốc doanh từ Trung Quốc đến Malaysia hoặc Trung Đông lại khác. Nhưng nếu Canada ngăn cản việc Công ty dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mua lại công ty NEXEN với giá 15,1 tỷ USD, sự quan tâm của châu Á tới Canada có thể sẽ giảm đi.
Theo ông Langrish, cho dù một công ty châu Âu muốn mua lại một công ty năng lượng lớn của Canada thì cũng có những băn khoăn tương tự về thỏa thuận đó.
Tổ chức Hội nghị bàn tròn năng lượng Canada ban đầu được thành lập để thúc đẩy một hiệp định thương mại Canada - châu Âu, nhưng sau đó chuyển sang tập trung vào vai trò của Canada trong bức tranh năng lượng toàn cầu.
Hội nghị vừa qua tập trung vào những trở ngại mà giới lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách Canada đang phải đối mặt khi đầu tư nước ngoài vào ngành năng lượng tăng lên.
Tuần trước, Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Canada Timothy Lane cho biết, đầu tư của các ngân hàng và nhà đầu tư châu Âu vào ngành năng lượng Canada đã sụt giảm từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhưng các nhà đầu tư châu Á, Trung Đông và Mỹ đã thế vào chỗ của châu Âu./.
Các công ty năng lượng châu Á, từ Malaysia tới Trung Quốc, đang trong giai đoạn cần công nghệ cao hơn, trong khi các công ty năng lượng của Canada rất cần các khoản đầu tư mới.
Ông Langrish được mạng tin ipolitics.ca dẫn lời nói rằng lý do khiến các công ty năng lượng châu Á để mắt đến các công ty năng lượng Canada là do họ đang cần công nghệ tốt hơn, trong khi trong túi lại "rủng rỉnh" tiền nong.
Do các công ty châu Á cần tri thức và các kiến thức chuyên môn nên các công ty Canada, với kinh nghiệm và trình độ cao, đang trở thành mục tiêu chủ chốt của họ.
Trong khi đó, các công ty năng lượng châu Âu và Mỹ cũng muốn đầu tư vào dầu cát lại không cần phải trả nhiều tiền cho việc mua các công ty như Suncor hay Canadian Natural (Resources Limited), bởi họ đã có công nghệ và biết cách thức khai thác loại dầu thô đặc biệt này.
Tình hình này sẽ không thay đổi, bất chấp việc Canada và Liên minh châu Âu (EU) có thể sớm hoàn tất Hiệp định Thương mại và kinh tế toàn diện (CETA). CETA sẽ bảo vệ tốt hơn các hoạt động đầu tư hai chiều và khiến các công ty châu Âu tin tưởng hơn về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
CETA cũng khiến việc đưa các lao động tạm thời vào Canada cũng như việc công nhận bằng cấp nước ngoài dễ dàng hơn, mà không ảnh hưởng đến các lực lượng lao động lớn hơn mà các công ty châu Á đang để mắt đến ở Canada.
Các công ty năng lượng lớn của phương Tây như BP, Total và Shell chưa bao giờ tỏ ý muốn mua cả công ty như các công ty châu Á. Thay vì mua công ty, các công ty Âu, Mỹ chỉ mua các tài sản.
Như Shell chẳng hạn, họ sẽ không quan tâm đến việc đảm bảo năng lượng cho tăng trưởng của cả nền kinh tế, mà chỉ muốn vươn lên mức hiệu quả cao hơn và bước vào một giai đoạn phát triển mới.
Động cơ của các công ty quốc doanh từ Trung Quốc đến Malaysia hoặc Trung Đông lại khác. Nhưng nếu Canada ngăn cản việc Công ty dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) mua lại công ty NEXEN với giá 15,1 tỷ USD, sự quan tâm của châu Á tới Canada có thể sẽ giảm đi.
Theo ông Langrish, cho dù một công ty châu Âu muốn mua lại một công ty năng lượng lớn của Canada thì cũng có những băn khoăn tương tự về thỏa thuận đó.
Tổ chức Hội nghị bàn tròn năng lượng Canada ban đầu được thành lập để thúc đẩy một hiệp định thương mại Canada - châu Âu, nhưng sau đó chuyển sang tập trung vào vai trò của Canada trong bức tranh năng lượng toàn cầu.
Hội nghị vừa qua tập trung vào những trở ngại mà giới lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách Canada đang phải đối mặt khi đầu tư nước ngoài vào ngành năng lượng tăng lên.
Tuần trước, Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Canada Timothy Lane cho biết, đầu tư của các ngân hàng và nhà đầu tư châu Âu vào ngành năng lượng Canada đã sụt giảm từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhưng các nhà đầu tư châu Á, Trung Đông và Mỹ đã thế vào chỗ của châu Âu./.
Thanh Hoa (TTXVN)