Lễ trao giải Oscar luôn là sự kiện điện ảnh thu hút sự quan tâm lớn nhất trong năm với sự quan tâm theo dõi của hàng chục triệu khán giả toàn cầu.
Theo số liệu của ban tổ chức, lễ trao giải Oscar 2011 đã thu hút 37,6 triệu lượt người xem trực tiếp qua TV.
Các nhà tổ chức buổi lễ của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ đã phải lên kế hoạch cho lễ trao giải vào Chủ nhật tới (sáng thứ Hai theo giờ Việt Nam- 27/2) từ trước đó nhiều tháng. Lý do là trong lịch sử giải thưởng này đã xảy ra không ít bất ngờ khi những người nhận giải quá xúc động hay tuyên bố gây sốc về chính trị.
Lễ trao giải Oscar năm nay cũng hứa hẹn không ít thú vị, song trước đó, hãy cùng Vietnam+ nhìn lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại những lễ trao giải Oscar trong quá khứ.
Những hành động chính trị
Tận dụng việc lễ trao giải được truyền trực tiếp khắp thế giới, không ít người chiến thắng biến sự kiện này thành diễn đàn để lôi kéo sự chú ý của công luận.
Nhiều người thậm chí đã “cài cắm” vào bài diễn văn nhận giải những quan điểm chính trị, chẳng hạn như huyền thoại điện ảnh Marlon Brando hay đạo diễn Michael Moore.
Trong lễ trao giải Oscar năm 2003, vị đạo diễn nổi tiếng không chịu tuân theo các quy tắc của phim “Fahrenheit 9/11,” Michael Moore đã phải nhận những tiếng la ó từ phía khán giả khi chỉ trích tổng thống Mỹ khi ấy là George W. Bush vì đã phát động cuộc chiến tranh tại Iraq. Tuy nhiên, Moore không phải là người đầu tiên khởi động phong trào này mà chỉ học theo những tên tuổi trong quá khứ.
Ví dụ nổi tiếng nhất của xu hướng trên diễn ra vào năm 1973, khi một người phụ nữ da đỏ có tên Sacheen Littlefeather đã bất ngờ lên nhận giải Oscar Nam chính xuất sắc nhất thay cho huyền thoại Marlon Brando với vai diễn trong phim “The Godfather,” trước sự sững sờ của tất cả những người có mặt.
Littlefeather sau đó đã giải thích rằng, cô thay mặt Brando từ chối nhận giải nhằm phản đối góc nhìn của Hollywood về những người da đỏ khi luôn miêu tả họ như những kẻ mọi rợ, khát máu.
Bốn năm sau đó, nữ diễn viên Vanessa Redgrave cũng đã tạo nên bê bối và nhận nhiều lời chỉ trích khi bà đứng lên cảm ơn viện hàn lâm vì đã tôn vinh bà với phim “Julia” bất chấp “lời đe dọa từ một lũ côn đồ ủng hộ Do Thái.”
Người dẫn chương trình Oscar khi ấy là Paddy Chayefsky đã lên tiếng phản bác lại bà ngay tại sân khấu và nhận được những tràng vỗ tay không ngớt: “Tôi phát ngán với những kẻ thích tận dụng lễ trao giải Oscar để truyền bá tư tưởng của riêng mình rồi. Tôi muốn nhắc lại với bà Redgrave rằng, việc bà giành giải Oscar không phải là một khoảnh khắc lịch sử quan trọng, do đó không cần thiết phải có một lời tuyên ngôn, chỉ cần nói ‘Cảm ơn’ cũng là quá đủ rồi.”
Đó là câu chuyện của những người lên nhận giải, song đôi lúc chỉ việc lựa chọn ra ứng cử viên để trao đề cử cũng gây ra nhiều tranh cãi.
Quyết định trao cho đạo diễn Elia Kazan giải Thành tựu trọn đời năm 1999 đã gây ra sự chia rẽ trong dư luận, với hàng tá những ngôi sao từ chối vỗ tay hay đứng dậy, nhằm phản đối việc đạo diễn kì cựu trên từng cộng tác với chính quyền Mỹ vào những năm 1950 trong việc truy bắt những người cộng sản.
Những khoảnh khắc hài hước
Bên cạnh những vấn đề liên quan tới chính trị, các lễ trao giải Oscar còn có những khoảnh khắc đáng nhớ liên quan tới cá nhân.
Một ví dụ điển hình là tại Oscar năm 1974, một người đàn ông khỏa thân hoàn toàn đã đột nhập sân khấu khi nam diễn viên David Niven đang dẫn chương trình, khiến anh đã hài hước pha trò về kẻ lạ mặt kia: “Tiếng cười duy nhất mà người đàn ông kia sẽ nhận được trong cuộc đời sẽ chỉ đến từ việc khỏa thân và cho thấy sự thiếu thốn của bản thân mà thôi.”
Trong khi đó, nhà làm phim người Italy Roberto Benigni đã gần như phát cuồng khi tên ông được xướng lên với giải phim nước ngoài xuất sắc nhất “Life Is Beautiful” năm 1999.
Benigni đã đứng cả lên ghế và nhảy cẫng như một đứa trẻ, bắt tay với tất cả mọi người trên đường lên bục nhận giải. Cùng năm đó, nữ diễn viên Gwyneth Paltrow cũng đã có một bài diễn văn chiến thắng trong nước mắt do quá xúc động.
Năm 2003, nam diễn viên Adrien Brody gây sững sờ với toàn bộ người xem lẫn siêu sao nữ Halle Berry bằng cách hôn môi cô một cách say đắm, khi cô trao tượng vàng Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho anh, tạo nên một khoảnh khắc không thể nào quên tại Oscar.
Chương trình năm ngoái cũng là một buổi lễ trao giải đáng quên, khi hai người đồng dẫn chương trình trẻ trung và xinh đẹp Anne Hathaway-James Franco đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cặp đôi này bị chỉ trích về cách dẫn vô duyên, nhạt nhẽo (đặc biệt là Franco).
Buổi lễ còn có sự kiện đáng nhớ là khi Melissa Leo thử thách các nhà đài bằng cách văng tục khi đang truyền hình trực tiếp.
Năm nay, người dẫn chương trình Oscar sẽ là cựu binh Billy Crystal, người từng đảm nhiệm công việc này trước đó, thay thế cho Eddie Murphy từ chối làm MC để ủng hộ nhà sản xuất Oscar bạn anh bị đuổi việc do kì thị người đồng tính trước đó./
Theo số liệu của ban tổ chức, lễ trao giải Oscar 2011 đã thu hút 37,6 triệu lượt người xem trực tiếp qua TV.
Các nhà tổ chức buổi lễ của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ đã phải lên kế hoạch cho lễ trao giải vào Chủ nhật tới (sáng thứ Hai theo giờ Việt Nam- 27/2) từ trước đó nhiều tháng. Lý do là trong lịch sử giải thưởng này đã xảy ra không ít bất ngờ khi những người nhận giải quá xúc động hay tuyên bố gây sốc về chính trị.
Lễ trao giải Oscar năm nay cũng hứa hẹn không ít thú vị, song trước đó, hãy cùng Vietnam+ nhìn lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại những lễ trao giải Oscar trong quá khứ.
Những hành động chính trị
Tận dụng việc lễ trao giải được truyền trực tiếp khắp thế giới, không ít người chiến thắng biến sự kiện này thành diễn đàn để lôi kéo sự chú ý của công luận.
Nhiều người thậm chí đã “cài cắm” vào bài diễn văn nhận giải những quan điểm chính trị, chẳng hạn như huyền thoại điện ảnh Marlon Brando hay đạo diễn Michael Moore.
Trong lễ trao giải Oscar năm 2003, vị đạo diễn nổi tiếng không chịu tuân theo các quy tắc của phim “Fahrenheit 9/11,” Michael Moore đã phải nhận những tiếng la ó từ phía khán giả khi chỉ trích tổng thống Mỹ khi ấy là George W. Bush vì đã phát động cuộc chiến tranh tại Iraq. Tuy nhiên, Moore không phải là người đầu tiên khởi động phong trào này mà chỉ học theo những tên tuổi trong quá khứ.
Ví dụ nổi tiếng nhất của xu hướng trên diễn ra vào năm 1973, khi một người phụ nữ da đỏ có tên Sacheen Littlefeather đã bất ngờ lên nhận giải Oscar Nam chính xuất sắc nhất thay cho huyền thoại Marlon Brando với vai diễn trong phim “The Godfather,” trước sự sững sờ của tất cả những người có mặt.
Littlefeather sau đó đã giải thích rằng, cô thay mặt Brando từ chối nhận giải nhằm phản đối góc nhìn của Hollywood về những người da đỏ khi luôn miêu tả họ như những kẻ mọi rợ, khát máu.
Bốn năm sau đó, nữ diễn viên Vanessa Redgrave cũng đã tạo nên bê bối và nhận nhiều lời chỉ trích khi bà đứng lên cảm ơn viện hàn lâm vì đã tôn vinh bà với phim “Julia” bất chấp “lời đe dọa từ một lũ côn đồ ủng hộ Do Thái.”
Người dẫn chương trình Oscar khi ấy là Paddy Chayefsky đã lên tiếng phản bác lại bà ngay tại sân khấu và nhận được những tràng vỗ tay không ngớt: “Tôi phát ngán với những kẻ thích tận dụng lễ trao giải Oscar để truyền bá tư tưởng của riêng mình rồi. Tôi muốn nhắc lại với bà Redgrave rằng, việc bà giành giải Oscar không phải là một khoảnh khắc lịch sử quan trọng, do đó không cần thiết phải có một lời tuyên ngôn, chỉ cần nói ‘Cảm ơn’ cũng là quá đủ rồi.”
Đó là câu chuyện của những người lên nhận giải, song đôi lúc chỉ việc lựa chọn ra ứng cử viên để trao đề cử cũng gây ra nhiều tranh cãi.
Quyết định trao cho đạo diễn Elia Kazan giải Thành tựu trọn đời năm 1999 đã gây ra sự chia rẽ trong dư luận, với hàng tá những ngôi sao từ chối vỗ tay hay đứng dậy, nhằm phản đối việc đạo diễn kì cựu trên từng cộng tác với chính quyền Mỹ vào những năm 1950 trong việc truy bắt những người cộng sản.
Những khoảnh khắc hài hước
Bên cạnh những vấn đề liên quan tới chính trị, các lễ trao giải Oscar còn có những khoảnh khắc đáng nhớ liên quan tới cá nhân.
Một ví dụ điển hình là tại Oscar năm 1974, một người đàn ông khỏa thân hoàn toàn đã đột nhập sân khấu khi nam diễn viên David Niven đang dẫn chương trình, khiến anh đã hài hước pha trò về kẻ lạ mặt kia: “Tiếng cười duy nhất mà người đàn ông kia sẽ nhận được trong cuộc đời sẽ chỉ đến từ việc khỏa thân và cho thấy sự thiếu thốn của bản thân mà thôi.”
Trong khi đó, nhà làm phim người Italy Roberto Benigni đã gần như phát cuồng khi tên ông được xướng lên với giải phim nước ngoài xuất sắc nhất “Life Is Beautiful” năm 1999.
Benigni đã đứng cả lên ghế và nhảy cẫng như một đứa trẻ, bắt tay với tất cả mọi người trên đường lên bục nhận giải. Cùng năm đó, nữ diễn viên Gwyneth Paltrow cũng đã có một bài diễn văn chiến thắng trong nước mắt do quá xúc động.
Năm 2003, nam diễn viên Adrien Brody gây sững sờ với toàn bộ người xem lẫn siêu sao nữ Halle Berry bằng cách hôn môi cô một cách say đắm, khi cô trao tượng vàng Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho anh, tạo nên một khoảnh khắc không thể nào quên tại Oscar.
Chương trình năm ngoái cũng là một buổi lễ trao giải đáng quên, khi hai người đồng dẫn chương trình trẻ trung và xinh đẹp Anne Hathaway-James Franco đã không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cặp đôi này bị chỉ trích về cách dẫn vô duyên, nhạt nhẽo (đặc biệt là Franco).
Buổi lễ còn có sự kiện đáng nhớ là khi Melissa Leo thử thách các nhà đài bằng cách văng tục khi đang truyền hình trực tiếp.
Năm nay, người dẫn chương trình Oscar sẽ là cựu binh Billy Crystal, người từng đảm nhiệm công việc này trước đó, thay thế cho Eddie Murphy từ chối làm MC để ủng hộ nhà sản xuất Oscar bạn anh bị đuổi việc do kì thị người đồng tính trước đó./
L.Q (Vietnam+)