Tổ chức Nông-Lương thế giới (FAO) đã cảnh báo về tình trạng gia tăng đói kém trên toàn cầu và khuyến cáo thế giới cần chuẩn bị đối phó với nạn đói có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Hiện gần một tỷ người trên Trái Đất đang có nguy cơ đói kém. Ước tính cứ 3,6 giây lại có một người chết đói, và 3/4 trong số người chết đói là trẻ em dưới 5 tuổi.
Tình hình lương thực trên thế giới bắt đầu khó khăn sau khi những đợt nắng nóng và hỏa hoạn bất thường xảy ra ở Nga cũng như những trận lũ lụt khủng khiếp ở Pakistan, Trung Quốc và thiên tai ở nhiều nước và khu vực, khiến giá lương thực tăng nhanh trên toàn cầu.
Trên thực tế, một số sản phẩm nông nghiệp đã tăng giá chóng mặt trong năm nay như ngũ cốc tăng 63%, lúa mì tăng 84%, đỗ tương tăng 24%, đường tăng 55%.
Các nhà khoa học dự kiến nhu cầu lương thực toàn cầu sẽ tăng hơn gấp đôi trong 50 năm tới. Tuy nhiên tình hình cung cấp lương thực toàn cầu bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có năm mối đe dọa thường trực và sự xuất hiện của siêu cỏ dại tại Mỹ.
Bệnh UG99
Bệnh này còn được gọi là "gỉ sắt lúa mì" hay "gỉ sắt thân cây," bởi nó tạo ra những đốm màu nâu đỏ trên thân cây lúa mì. Trung tâm Phát triển Lúa mì và Ngô Quốc tế ở Mexico cho biết gần 19% cây lúa mì trên toàn cầu đang bị đe dọa nhiễm loại bệnh UG99.
Năm 1999, Uganda phát hiện bệnh gỉ sắt trên cây lúa mì, sau đó chúng lan sang các nước khác như Kenya, Sudan, Ethiopia, Yemen và Iran. Các nhà khoa học lo ngại loại bệnh này có thể phát triển đến khu vực Nam Á, tàn phá các khu vực trồng trọt màu mỡ của Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh. Nếu điều đó xảy ra, tình hình lương thực trên thế giới sẽ rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Bệnh Mad Soy
Bệnh Mad Soy đang phát triển với tốc độ báo động ở các trang trại trồng đỗ tương của Brazil. Trước đây, Brazil phát hiện loại bệnh này ở khu vực phía Bắc, nhưng hiện nay bệnh đang phát triển xuống phía Nam. Loại bệnh này sẽ làm chậm quá trình phát triển của các cây bị nhiễm bệnh và gây thiệt hại cho sản lượng thu hoạch tới 40%.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, chưa quốc gia nào có biện pháp chữa trị hiệu quả loại bệnh này.
Bệnh Verticillium Wilt
Verticillium Wilt là một loại nấm ngăn chặn quá trình hấp thụ nước của cây rau diếp khiến loại rau này nhanh chóng biến thành màu vàng, cuối cùng bị héo và chết. Loại nấm nguy hiểm này rất khó tiêu diệt triệt để bởi vì nó có thể tồn tại dưới đất gần chục năm.
Hiện nay, bệnh Verticillium Wilt đang phát triển tràn lan ở quận Monterey, bang California, Mỹ. Đây là thực trạng đáng lo ngại, bởi vì quận Monterey chủ yếu trồng và cung cấp hơn 60% rau diếp cho toàn nước Mỹ.
Bệnh Late blight
Là loại bệnh phá hoại cây khoai tây và cà chua ở Mỹ từ năm 1999. Bệnh Late blight bắt đầu xuất hiện bằng những chấm màu nâu trên thân cây khoai tây và cà chua. Sau đó những chấm này phát triển thành loại nấm màu trắng và cuối cùng làm thối rữa thân cây.
Đây là loại bệnh gây nên nạn đói khoai tây ở Ireland trong thập kỷ 1850. Căn bệnh này có thể xuất hiện trở lại bất cứ lúc nào nếu không có biện pháp phòng bệnh cho khoai tây.
Điều chỉnh gen
Mặc dù về kỹ thuật đây không phải một loại bệnh, nhưng điều chỉnh gen đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến mùa màng trên toàn cầu.
Cách đây 10 năm, nông dân Trung Quốc bắt đầu gieo trồng rộng rãi loại bông Bt đã điều chỉnh gen của Monsanto. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, kể từ thời điểm đó, các loại rệp lá có thể miễn dịch thuốc trừ sâu Bt và lây lan sang các cây khác rất nhanh.
Hiện nay, sáu tỉnh phía Bắc Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi loại rệp lá. Chúng có thể phá hoại hơn 200 loại hoa quả, rau và ngũ cốc. Nông dân Trung Quốc trong khu vực trên rất thất vọng với tình trạng này.
Siêu cỏ dại
Tại Mỹ, một khó khăn khác đang phát triển. Nhiều nông dân Mỹ hoàn toàn dựa vào loại thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto, nhưng hiện nay nhiều loại siêu cỏ dại kháng chất diệt cỏ đang phát triển mạnh ở nhiều khu vực của Mỹ.
Một trong những siêu cỏ dại đáng sợ nhất là loại Pigweed có thể cao tới 7 feet (hơn 2,1m) và phá hoại cả máy gặt đập liên hợp. Các loại siêu cỏ dại xuất hiện đầu tiên năm 2004 ở bang Georgia, sau đó phát triển sang Nam Carolina, Bắc Corolina, Arkansas, Tennessee, Kentucky và Missouri.
Ở một số khu vực, các loại siêu cỏ dại phát triển đến nỗi hàng chục nghìn hécta đất nông nghiệp ở Mỹ phải bỏ hoang./.
Hiện gần một tỷ người trên Trái Đất đang có nguy cơ đói kém. Ước tính cứ 3,6 giây lại có một người chết đói, và 3/4 trong số người chết đói là trẻ em dưới 5 tuổi.
Tình hình lương thực trên thế giới bắt đầu khó khăn sau khi những đợt nắng nóng và hỏa hoạn bất thường xảy ra ở Nga cũng như những trận lũ lụt khủng khiếp ở Pakistan, Trung Quốc và thiên tai ở nhiều nước và khu vực, khiến giá lương thực tăng nhanh trên toàn cầu.
Trên thực tế, một số sản phẩm nông nghiệp đã tăng giá chóng mặt trong năm nay như ngũ cốc tăng 63%, lúa mì tăng 84%, đỗ tương tăng 24%, đường tăng 55%.
Các nhà khoa học dự kiến nhu cầu lương thực toàn cầu sẽ tăng hơn gấp đôi trong 50 năm tới. Tuy nhiên tình hình cung cấp lương thực toàn cầu bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có năm mối đe dọa thường trực và sự xuất hiện của siêu cỏ dại tại Mỹ.
Bệnh UG99
Bệnh này còn được gọi là "gỉ sắt lúa mì" hay "gỉ sắt thân cây," bởi nó tạo ra những đốm màu nâu đỏ trên thân cây lúa mì. Trung tâm Phát triển Lúa mì và Ngô Quốc tế ở Mexico cho biết gần 19% cây lúa mì trên toàn cầu đang bị đe dọa nhiễm loại bệnh UG99.
Năm 1999, Uganda phát hiện bệnh gỉ sắt trên cây lúa mì, sau đó chúng lan sang các nước khác như Kenya, Sudan, Ethiopia, Yemen và Iran. Các nhà khoa học lo ngại loại bệnh này có thể phát triển đến khu vực Nam Á, tàn phá các khu vực trồng trọt màu mỡ của Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh. Nếu điều đó xảy ra, tình hình lương thực trên thế giới sẽ rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Bệnh Mad Soy
Bệnh Mad Soy đang phát triển với tốc độ báo động ở các trang trại trồng đỗ tương của Brazil. Trước đây, Brazil phát hiện loại bệnh này ở khu vực phía Bắc, nhưng hiện nay bệnh đang phát triển xuống phía Nam. Loại bệnh này sẽ làm chậm quá trình phát triển của các cây bị nhiễm bệnh và gây thiệt hại cho sản lượng thu hoạch tới 40%.
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, chưa quốc gia nào có biện pháp chữa trị hiệu quả loại bệnh này.
Bệnh Verticillium Wilt
Verticillium Wilt là một loại nấm ngăn chặn quá trình hấp thụ nước của cây rau diếp khiến loại rau này nhanh chóng biến thành màu vàng, cuối cùng bị héo và chết. Loại nấm nguy hiểm này rất khó tiêu diệt triệt để bởi vì nó có thể tồn tại dưới đất gần chục năm.
Hiện nay, bệnh Verticillium Wilt đang phát triển tràn lan ở quận Monterey, bang California, Mỹ. Đây là thực trạng đáng lo ngại, bởi vì quận Monterey chủ yếu trồng và cung cấp hơn 60% rau diếp cho toàn nước Mỹ.
Bệnh Late blight
Là loại bệnh phá hoại cây khoai tây và cà chua ở Mỹ từ năm 1999. Bệnh Late blight bắt đầu xuất hiện bằng những chấm màu nâu trên thân cây khoai tây và cà chua. Sau đó những chấm này phát triển thành loại nấm màu trắng và cuối cùng làm thối rữa thân cây.
Đây là loại bệnh gây nên nạn đói khoai tây ở Ireland trong thập kỷ 1850. Căn bệnh này có thể xuất hiện trở lại bất cứ lúc nào nếu không có biện pháp phòng bệnh cho khoai tây.
Điều chỉnh gen
Mặc dù về kỹ thuật đây không phải một loại bệnh, nhưng điều chỉnh gen đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến mùa màng trên toàn cầu.
Cách đây 10 năm, nông dân Trung Quốc bắt đầu gieo trồng rộng rãi loại bông Bt đã điều chỉnh gen của Monsanto. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, kể từ thời điểm đó, các loại rệp lá có thể miễn dịch thuốc trừ sâu Bt và lây lan sang các cây khác rất nhanh.
Hiện nay, sáu tỉnh phía Bắc Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi loại rệp lá. Chúng có thể phá hoại hơn 200 loại hoa quả, rau và ngũ cốc. Nông dân Trung Quốc trong khu vực trên rất thất vọng với tình trạng này.
Siêu cỏ dại
Tại Mỹ, một khó khăn khác đang phát triển. Nhiều nông dân Mỹ hoàn toàn dựa vào loại thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto, nhưng hiện nay nhiều loại siêu cỏ dại kháng chất diệt cỏ đang phát triển mạnh ở nhiều khu vực của Mỹ.
Một trong những siêu cỏ dại đáng sợ nhất là loại Pigweed có thể cao tới 7 feet (hơn 2,1m) và phá hoại cả máy gặt đập liên hợp. Các loại siêu cỏ dại xuất hiện đầu tiên năm 2004 ở bang Georgia, sau đó phát triển sang Nam Carolina, Bắc Corolina, Arkansas, Tennessee, Kentucky và Missouri.
Ở một số khu vực, các loại siêu cỏ dại phát triển đến nỗi hàng chục nghìn hécta đất nông nghiệp ở Mỹ phải bỏ hoang./.
Nguyễn Hữu Trung (TTXVN/Vietnam+))