Phiên 8/10, các nhà đầu tư chứng khoán châu Á khá thận trọng và chờ đợi thống kê về tình hình việc làm tại khu vực phi nông nghiệp của Mỹ, trong bối cảnh đồng USD trượt xuống mức thấp kỷ lục mới so với đồng yen.
Thống kê trên là dấu hiệu "chỉ điểm" về sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới và có thể sẽ gây thêm sức ép đối với Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED).
Hầu hết các nhà giao dịch cho rằng FED sẽ sớm công bố các biện pháp nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy kinh tế phục hồi.
Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei sau 1 tuần tăng điểm đã giảm 0,99% (95,93 điểm) xuống 9.588,88 điểm. Nhà đầu tư cảm thấy lo ngại khi sức mạnh của đồng yen vẫn dai dẳng, ngay cả khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã quyết định hạ lãi suất.
Giá cổ phiếu của các nhà xuất khẩu nhìn chung đều đi xuống, như của Toshiba giảm 2,12%, của Advantestt giảm 1,1% và của Toyota Motor giảm 1,96%.
Thị trường Sydney và Seoul đóng cửa với mức giảm tương ứng 0,21% và 0,2%. Màu đỏ cũng phủ khắp các thị trường Đài Bắc, Manila và Wellington, nơi giá cổ phiếu giảm lần lượt 0,48%, 0,2% và 0,11%.
Phiên 8/10, chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI sau khi lập mức cao kỷ lục của 28 tháng trong phiên 7/10, đã giảm 0,2%. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu công nghệ giảm 1%.
Ở thời điểm đầu phiên giao dịch ngày 8/10, các sàn chứng khoán chủ chốt ở châu Âu cũng đi xuống, với chỉ số FTSEurofirst 300 giảm 0,3%.
Đồng USD yếu là một nhân tố có lợi đối với các thị trường chứng khoán mới nổi -hiện được ví như nam châm hút đầu tư nước ngoài.
Theo EPFR Global, trong tuần kết thúc vào ngày 6/10, các quỹ đầu tư chứng khoán ở các thị trường mới đã "hút" hơn 6 tỷ USD đầu tư, ghi dấu luồng tiền đổ vào cao kỷ lục (tính trong 1 tuần). Các nhà đầu tư hiện đang tập trung vào khu vực Mỹ Latinh và châu Á./.
Thống kê trên là dấu hiệu "chỉ điểm" về sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới và có thể sẽ gây thêm sức ép đối với Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED).
Hầu hết các nhà giao dịch cho rằng FED sẽ sớm công bố các biện pháp nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy kinh tế phục hồi.
Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei sau 1 tuần tăng điểm đã giảm 0,99% (95,93 điểm) xuống 9.588,88 điểm. Nhà đầu tư cảm thấy lo ngại khi sức mạnh của đồng yen vẫn dai dẳng, ngay cả khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã quyết định hạ lãi suất.
Giá cổ phiếu của các nhà xuất khẩu nhìn chung đều đi xuống, như của Toshiba giảm 2,12%, của Advantestt giảm 1,1% và của Toyota Motor giảm 1,96%.
Thị trường Sydney và Seoul đóng cửa với mức giảm tương ứng 0,21% và 0,2%. Màu đỏ cũng phủ khắp các thị trường Đài Bắc, Manila và Wellington, nơi giá cổ phiếu giảm lần lượt 0,48%, 0,2% và 0,11%.
Phiên 8/10, chỉ số chứng khoán khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) MSCI sau khi lập mức cao kỷ lục của 28 tháng trong phiên 7/10, đã giảm 0,2%. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu công nghệ giảm 1%.
Ở thời điểm đầu phiên giao dịch ngày 8/10, các sàn chứng khoán chủ chốt ở châu Âu cũng đi xuống, với chỉ số FTSEurofirst 300 giảm 0,3%.
Đồng USD yếu là một nhân tố có lợi đối với các thị trường chứng khoán mới nổi -hiện được ví như nam châm hút đầu tư nước ngoài.
Theo EPFR Global, trong tuần kết thúc vào ngày 6/10, các quỹ đầu tư chứng khoán ở các thị trường mới đã "hút" hơn 6 tỷ USD đầu tư, ghi dấu luồng tiền đổ vào cao kỷ lục (tính trong 1 tuần). Các nhà đầu tư hiện đang tập trung vào khu vực Mỹ Latinh và châu Á./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)