Đồng hồ mới chỉ vừa qua mốc 9 giờ sáng tại phố đèn đỏ ở Mumbai, nhưng đã có khoảng 100 người đàn ông đang chen chúc, xô đẩy nhau tại cửa sổ phòng bán vé của rạp chiếu phim New Roshan Talkies, với hy vọng sẽ mua được một tấm vé giá chỉ 15 rupee (khoảng 0,3 USD).
Bộ phim chiếu ở đây chưa từng xuất hiện trên bất kỳ trang báo nào trong ngày và không khó để tìm ra nguyên nhân. Phim này, vốn được quảng cáo trên một tấp áp phích với cảnh hai người phụ nữ "phong nhũ phì đồn" đang đứng cạnh một người hùng cơ bắp, là một "show diễn buổi sớm."
Không ít rạp chiếu phim ở Ấn Độ vẫn duy trì một "văn hóa ngầm" trong việc chiếu các "show diễn buổi sớm" này, vốn được xem là phim khiêu dâm hạng nhẹ ở Ấn Độ, dù các cảnh diễn xuất chẳng có gì quá hơn so với những phim Hollywood thông thường. Mấy tuần gần đây, dư luận Ấn Độ đang quan tâm tới một bộ phim như vậy, mang tên "The Dirty Picture" (Bức tranh bẩn thỉu).
Phim lấy cảm hứng từ nữ minh tinh Silk Smitha, người nằm trong nhóm diễn viên được các khán giả mê phim gợi dục ưa chuộng trong giai đoạn 1980. Thời đó, các bộ trang phục gợi dục, các vũ điệu và thái độ khá "trơ tráo" của Smitha đã khiến nhiều khán giả Ấn Độ, với tâm hồn ngay thẳng, vốn chỉ quen với những bộ phim Bollywood tiếng Hindi mô tả các tình yêu tiết lạnh, lãng mạn, đã bị sốc nặng.
Phố đèn đỏ Falkland Road ở Nam Mumbai vốn là trung tâm sản xuất các phim có những ngôi sao như Smitha và nhiều sao phim hạng B khác. Nhưng giờ nơi này chỉ còn tầm gần một chục rạp chiếu phim còn sót lại. "Những rạp chiếu này từng được gọi là chốn gợi tình, nơi chúng tôi phát các 'show buổi sớm' cho một dạng khán giả nhất định" - Raju Singh, giám đốc rạp Silver nằm gần đường Grant Road nhận xét.
Ông cho biết thời kỳ Internet và các đĩa DVD khiêu dâm chợ đen rẻ tiền chưa xuất hiện, phim gợi dục rất phổ biến ở đây. Cái gọi là "các bộ phim tiếng Anh", thực tế là những cảnh gợi dục đã bị cơ quan kiểm duyệt cắt bỏ, cũng đã được trình chiếu lén lút trong những chuyến biểu diễn của nhiều rạp chiếu phim lưu động tại vùng nông thôn Ấn Độ.
"Giờ chính quyền và các cơ quan kiểm duyệt đã nghiêm khắc hơn," Singh nói với hãng tin AFP. "Họ muốn được duyệt trước mọi cuốn phim chúng tôi sẽ chiếu và thỉnh thoảng còn kiểm tra đột xuất. Vì thế chúng tôi không chiếu chúng nữa."
Kết quả là khán giả của các "show diễn buổi sớm" giảm dần, dẫn tới việc suy giảm các tạp chiếu phim chỉ có duy nhất một phòng chiếu. Các rạp này cũng chết dần trước sức ép cạnh tranh dữ dội của hàng loạt tổ hợp phim ảnh mới mẻ, hào nhóang, do các studio phim lớn điều hành, bên cạnh sự vươn lên của DVD lậu và truyền hình cáp.
New Roshan Talkies là ví dụ điển hình. Rạp đang rất cần tân trang, nhưng chủ nhân của nó dường như đã từ bỏ ý định này từ lâu. Những chiếc ghế trong rạp cáu bẩn và sơn trên tường bong thành từng mảng. Ngay cả những chiếc quạt gắn trên trần nhà đã sập sệ dường như cũng phản đối việc phải khấy động bầu không khí hôi hám trong rạp, với mùi chủ đạo bay thẳng ra ngoài từ các nhà vệ sinh.
Bên ngoài rạp chiếu, một nhóm phụ nữ mặc đồ saris truyền thống Hindu nhiều màu đang ngồi bên vỉa hè, liên tục tạo những cử chỉ gợi tình với những người đàn ông đi qua, thi thoảng còn sờ mó vào người họ. "Này anh chàng đẹp trai! Có muốn làm chuyến tàu nhanh ko?" - một cô gái bán dâm gương mặt bự phấn lên tiếng.
Bộ phim được trình chiếu tại rạp trong buổi sáng hôm đó có chất lượng xử lý âm thanh hậu kỳ rất tồi, chất lượng nội dung kém, nhưng các khán giả, phần lớn là người nghèo, thu nhập thất thường, vẫn cố gắng thưởng thức nó, huýt sáo mỗi khi những nữ minh tinh của phim xuất hiện.
"Phim chiếu được một nửa nhưng chúng tôi vẫn chẳng hiểu nổi nội dung bên trong. Bù lại hình ảnh trong phim thực sự rất kích thích," Ashok Vithoba Pawar, một người lao động đã kiếm sống trên đường phố của Mumbai trong 10 năm qua nói. "Có rất nhiều cô gái đẹp trong phim và họ đưa anh tới một thế giới khác hẳn."
Ngôi sao Vidya Balan của Bollywood, người thủ vai chính trong "The Dirty Picture," đã bày tỏ hy vọng phim của mình sẽ giúp tạo ra cuộc tranh cãi về thái độ của xã hội với phụ nữ và tình dục, trong một đất nước còn bảo thủ như Ấn Độ, nơi tình dục vẫn bị xem là đề tài cấm kỵ.
Với những khán giả tới xem các "show diễn buổi sáng" thì vấn đề đạo đức lại chỉ là yếu tố vụn vặt. Họ tới đây để phá vỡ tính đơn điệu của cuộc sống thường nhật, và còn vì giá vé khá rẻ. "Tôi đến rạp để giết thời gian," Pawar nói. "Tôi muốn được giải trí và đó là lý do vì sao tôi tới đây. Dù sao thì ngoài kia làm gì có ai giúp anh giải trí trong suốt 2 tiếng đồng hồ vào buổi sáng, với chi phí chỉ 15 rupee?.
Prashant Kumar, người đang làm việc tại một hội chợ ở bãi biển Chowpatty nổi tiếng của Mumbai cũng đồng tình với quan điểm này. "Nếu tôi đi xem phim ở một rạp hát lớn, tôi sẽ phải bỏ ra chừng 100 rupee. Với số tiền đó, tôi có thể giải trí cả ngày," ông nói. "Ngay cả khi nếu phim không hay, nó cũng chẳng có vấn đề gì vì giá vé quá rẻ. Với những người như chúng tôi, thà có một chỗ nào đó để ngồi ở trong nhà, còn hơn là phải ra ngoài đường"./.
Bộ phim chiếu ở đây chưa từng xuất hiện trên bất kỳ trang báo nào trong ngày và không khó để tìm ra nguyên nhân. Phim này, vốn được quảng cáo trên một tấp áp phích với cảnh hai người phụ nữ "phong nhũ phì đồn" đang đứng cạnh một người hùng cơ bắp, là một "show diễn buổi sớm."
Không ít rạp chiếu phim ở Ấn Độ vẫn duy trì một "văn hóa ngầm" trong việc chiếu các "show diễn buổi sớm" này, vốn được xem là phim khiêu dâm hạng nhẹ ở Ấn Độ, dù các cảnh diễn xuất chẳng có gì quá hơn so với những phim Hollywood thông thường. Mấy tuần gần đây, dư luận Ấn Độ đang quan tâm tới một bộ phim như vậy, mang tên "The Dirty Picture" (Bức tranh bẩn thỉu).
Phim lấy cảm hứng từ nữ minh tinh Silk Smitha, người nằm trong nhóm diễn viên được các khán giả mê phim gợi dục ưa chuộng trong giai đoạn 1980. Thời đó, các bộ trang phục gợi dục, các vũ điệu và thái độ khá "trơ tráo" của Smitha đã khiến nhiều khán giả Ấn Độ, với tâm hồn ngay thẳng, vốn chỉ quen với những bộ phim Bollywood tiếng Hindi mô tả các tình yêu tiết lạnh, lãng mạn, đã bị sốc nặng.
Phố đèn đỏ Falkland Road ở Nam Mumbai vốn là trung tâm sản xuất các phim có những ngôi sao như Smitha và nhiều sao phim hạng B khác. Nhưng giờ nơi này chỉ còn tầm gần một chục rạp chiếu phim còn sót lại. "Những rạp chiếu này từng được gọi là chốn gợi tình, nơi chúng tôi phát các 'show buổi sớm' cho một dạng khán giả nhất định" - Raju Singh, giám đốc rạp Silver nằm gần đường Grant Road nhận xét.
Ông cho biết thời kỳ Internet và các đĩa DVD khiêu dâm chợ đen rẻ tiền chưa xuất hiện, phim gợi dục rất phổ biến ở đây. Cái gọi là "các bộ phim tiếng Anh", thực tế là những cảnh gợi dục đã bị cơ quan kiểm duyệt cắt bỏ, cũng đã được trình chiếu lén lút trong những chuyến biểu diễn của nhiều rạp chiếu phim lưu động tại vùng nông thôn Ấn Độ.
"Giờ chính quyền và các cơ quan kiểm duyệt đã nghiêm khắc hơn," Singh nói với hãng tin AFP. "Họ muốn được duyệt trước mọi cuốn phim chúng tôi sẽ chiếu và thỉnh thoảng còn kiểm tra đột xuất. Vì thế chúng tôi không chiếu chúng nữa."
Kết quả là khán giả của các "show diễn buổi sớm" giảm dần, dẫn tới việc suy giảm các tạp chiếu phim chỉ có duy nhất một phòng chiếu. Các rạp này cũng chết dần trước sức ép cạnh tranh dữ dội của hàng loạt tổ hợp phim ảnh mới mẻ, hào nhóang, do các studio phim lớn điều hành, bên cạnh sự vươn lên của DVD lậu và truyền hình cáp.
New Roshan Talkies là ví dụ điển hình. Rạp đang rất cần tân trang, nhưng chủ nhân của nó dường như đã từ bỏ ý định này từ lâu. Những chiếc ghế trong rạp cáu bẩn và sơn trên tường bong thành từng mảng. Ngay cả những chiếc quạt gắn trên trần nhà đã sập sệ dường như cũng phản đối việc phải khấy động bầu không khí hôi hám trong rạp, với mùi chủ đạo bay thẳng ra ngoài từ các nhà vệ sinh.
Bên ngoài rạp chiếu, một nhóm phụ nữ mặc đồ saris truyền thống Hindu nhiều màu đang ngồi bên vỉa hè, liên tục tạo những cử chỉ gợi tình với những người đàn ông đi qua, thi thoảng còn sờ mó vào người họ. "Này anh chàng đẹp trai! Có muốn làm chuyến tàu nhanh ko?" - một cô gái bán dâm gương mặt bự phấn lên tiếng.
Bộ phim được trình chiếu tại rạp trong buổi sáng hôm đó có chất lượng xử lý âm thanh hậu kỳ rất tồi, chất lượng nội dung kém, nhưng các khán giả, phần lớn là người nghèo, thu nhập thất thường, vẫn cố gắng thưởng thức nó, huýt sáo mỗi khi những nữ minh tinh của phim xuất hiện.
"Phim chiếu được một nửa nhưng chúng tôi vẫn chẳng hiểu nổi nội dung bên trong. Bù lại hình ảnh trong phim thực sự rất kích thích," Ashok Vithoba Pawar, một người lao động đã kiếm sống trên đường phố của Mumbai trong 10 năm qua nói. "Có rất nhiều cô gái đẹp trong phim và họ đưa anh tới một thế giới khác hẳn."
Ngôi sao Vidya Balan của Bollywood, người thủ vai chính trong "The Dirty Picture," đã bày tỏ hy vọng phim của mình sẽ giúp tạo ra cuộc tranh cãi về thái độ của xã hội với phụ nữ và tình dục, trong một đất nước còn bảo thủ như Ấn Độ, nơi tình dục vẫn bị xem là đề tài cấm kỵ.
Với những khán giả tới xem các "show diễn buổi sáng" thì vấn đề đạo đức lại chỉ là yếu tố vụn vặt. Họ tới đây để phá vỡ tính đơn điệu của cuộc sống thường nhật, và còn vì giá vé khá rẻ. "Tôi đến rạp để giết thời gian," Pawar nói. "Tôi muốn được giải trí và đó là lý do vì sao tôi tới đây. Dù sao thì ngoài kia làm gì có ai giúp anh giải trí trong suốt 2 tiếng đồng hồ vào buổi sáng, với chi phí chỉ 15 rupee?.
Prashant Kumar, người đang làm việc tại một hội chợ ở bãi biển Chowpatty nổi tiếng của Mumbai cũng đồng tình với quan điểm này. "Nếu tôi đi xem phim ở một rạp hát lớn, tôi sẽ phải bỏ ra chừng 100 rupee. Với số tiền đó, tôi có thể giải trí cả ngày," ông nói. "Ngay cả khi nếu phim không hay, nó cũng chẳng có vấn đề gì vì giá vé quá rẻ. Với những người như chúng tôi, thà có một chỗ nào đó để ngồi ở trong nhà, còn hơn là phải ra ngoài đường"./.
Tường Linh (Vietnam+)