Các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra tế bào gốc có thể giúp tái tạo tóc

Nghiên cứu này của các nhà khoa học Nhật Bản đang mở ra hy vọng mới trong việc chữa trị bệnh hói đầu, rụng tóc ở nam giới.
Các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra tế bào gốc có thể giúp tái tạo tóc ảnh 1(Nguồn: dw.com)

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, các nhà khoa học Nhật Bản vừa xác định được các tế bào gốc có vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo tóc và dự định sẽ tiến hành nghiên cứu lâm sàng để ứng dụng các tế bào gốc này vào việc chữa trị bệnh hói đầu, rụng tóc ở nam giới.

Chuyên gia Takashi Tsuji, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Riken, đã cùng với các cộng sự thiết lập các hệ thống nuôi cấy tế bào trong ống nghiệm và phát hiện ra rằng các tế bào gốc có tác động tích cực tới kháng thể CD34 và các phần tử kết nối tế bào alpha 6 và beta 5 đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tóc một cách liên tục cùng với glycoprotein có tên gọi tenascin.

[8 bí quyết giúp bạn ăn gian độ dày đáng kể cho mái tóc mỏng]

Ông Tsuji khẳng định: “Việc rụng tóc hay răng không đe dọa đến tính mệnh, nhưng nó ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống. Tôi hy vọng sẽ sớm bắt tay vào nghiên cứu lâm sàng.”

Theo hãng tin Jiji Press, hiện nay, Riken đang tìm kiếm nguồn vốn tài trợ và các đối tác để sản xuất thuốc tái tạo tóc cho những người bị rụng tóc và rụng răng./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.