Trước tình hình nguồn đường trong nước đang khan hiếm và giá tăng cao, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã yêu cầu các nhà máy đường không bán cho các nhà thương mại, doanh nghiệp với số lượng lớn để góp phần kiềm chế và bình ổn giá mặt hàng này.
Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Thành Long cho biết hiện toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào vụ thu hoạch mía nhưng do lũ không về, mía chín trễ, giá mía lại tăng cao từng ngày nên nông dân không thu hoạch sớm, làm cho tất cả các nhà máy đường đều thiếu nguyên liệu, chỉ đạt khoảng 70% công suất.
Ông Long cho biết thêm năm 2009, cũng vì thiếu đường, Chính phủ đã cho nhập khẩu 350.000 tấn đường nhưng do sản lượng đường trên thế giới thiếu, giá rất cao nên các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam chỉ nhập được trên 250.000 tấn, thiếu gần 100.000 tấn.
Tuy nhiên, chỉ khoảng gần một tháng nữa, các nhà máy đường trong cả nước sẽ đồng lọat vào vụ, cùng với nước sản xuất đường lớn thứ hai trên thế giới là Thái Lan cũng vào vụ giữa tháng Hai tới. Lúc đó, sản lượng đường trên thế giới và Việt Nam lúc đó sẽ dồi dào và giá cả sẽ bình ổn trở lại.
Trước mắt, để bình ổn giá đường trong nước, các nhà máy đường được yêu cầu không dự trữ, sản xuất tới đâu bán tới đó.
Về lâu dài, Hiệp hội mía đường Việt Nam sẽ thành lập một doanh nghiệp thực hiện chức năng điều tiết sản lượng và giá đường. Nhưng giải pháp căn cơ nhất vẫn là có cơ chế giá hấp dẫn để khuyến khích nông dân trồng thêm mía./.
Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Thành Long cho biết hiện toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang bước vào vụ thu hoạch mía nhưng do lũ không về, mía chín trễ, giá mía lại tăng cao từng ngày nên nông dân không thu hoạch sớm, làm cho tất cả các nhà máy đường đều thiếu nguyên liệu, chỉ đạt khoảng 70% công suất.
Ông Long cho biết thêm năm 2009, cũng vì thiếu đường, Chính phủ đã cho nhập khẩu 350.000 tấn đường nhưng do sản lượng đường trên thế giới thiếu, giá rất cao nên các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam chỉ nhập được trên 250.000 tấn, thiếu gần 100.000 tấn.
Tuy nhiên, chỉ khoảng gần một tháng nữa, các nhà máy đường trong cả nước sẽ đồng lọat vào vụ, cùng với nước sản xuất đường lớn thứ hai trên thế giới là Thái Lan cũng vào vụ giữa tháng Hai tới. Lúc đó, sản lượng đường trên thế giới và Việt Nam lúc đó sẽ dồi dào và giá cả sẽ bình ổn trở lại.
Trước mắt, để bình ổn giá đường trong nước, các nhà máy đường được yêu cầu không dự trữ, sản xuất tới đâu bán tới đó.
Về lâu dài, Hiệp hội mía đường Việt Nam sẽ thành lập một doanh nghiệp thực hiện chức năng điều tiết sản lượng và giá đường. Nhưng giải pháp căn cơ nhất vẫn là có cơ chế giá hấp dẫn để khuyến khích nông dân trồng thêm mía./.
Ngọc Thiện (TTXVN/Vietnam+)