Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), do thiếu nguyên liệu, nhiều nhà máy chế biến tôm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã phải chuyển hướng sang chế biến các loại thủy sản khác để duy trì sản xuất.
Ông Quách Văn Đua, Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu cho biết giải pháp thay thế của công ty là chuyển hướng sang sản xuất tôm thẻ chân trắng và tôm chì...
Đối với các hợp đồng cung cấp tôm sú còn hiệu lực, công ty buộc lòng phải đàm phán với khách hàng để có thể kéo dài thêm thời gian, chờ gom đủ hàng.
Đây cũng là tình trạng chung của nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản nằm trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn chế biến thủy sản Phương Nam (Sóc Trăng) cho biết mỗi ngày công ty chỉ mua được gần 15 tấn tôm, trong khi sức tiêu thụ của nhà máy lên đến 150 tấn tôm/ngày.
Do nguồn cung thiếu, vài tháng gần đây, giá tôm nguyên liệu liên tục được đẩy lên cao. Hiện giá tôm sú loại 20 con/kg ở mức 185.000 đồng/kg; loại 30con/kg ở mức 150.000-160.000đ/kg; tăng trung bình 20.000 đến 25.000 đồng/kg so với tháng trước.
Các chuyên gia ngành thủy sản cho hay nhiều nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phải hoạt động cầm chừng với 30-40% công suất. Nguyên nhân chính là do hiện nay nông dân trong vùng mới bắt đầu thả tôm sú chính vụ nên tôm nguyên liệu đang khan hiếm nghiêm trọng.
Không những thế, tình hình nắng nóng, khô hạn kéo dài cộng với việc thiếu nước mặn khiến số diện tích nuôi bị thiệt hại tăng dần mỗi ngày. Người nuôi tôm theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp lại chưa dám mạnh dạn thả giống do thời tiết không thuận lợi./.
Ông Quách Văn Đua, Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu cho biết giải pháp thay thế của công ty là chuyển hướng sang sản xuất tôm thẻ chân trắng và tôm chì...
Đối với các hợp đồng cung cấp tôm sú còn hiệu lực, công ty buộc lòng phải đàm phán với khách hàng để có thể kéo dài thêm thời gian, chờ gom đủ hàng.
Đây cũng là tình trạng chung của nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản nằm trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn chế biến thủy sản Phương Nam (Sóc Trăng) cho biết mỗi ngày công ty chỉ mua được gần 15 tấn tôm, trong khi sức tiêu thụ của nhà máy lên đến 150 tấn tôm/ngày.
Do nguồn cung thiếu, vài tháng gần đây, giá tôm nguyên liệu liên tục được đẩy lên cao. Hiện giá tôm sú loại 20 con/kg ở mức 185.000 đồng/kg; loại 30con/kg ở mức 150.000-160.000đ/kg; tăng trung bình 20.000 đến 25.000 đồng/kg so với tháng trước.
Các chuyên gia ngành thủy sản cho hay nhiều nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phải hoạt động cầm chừng với 30-40% công suất. Nguyên nhân chính là do hiện nay nông dân trong vùng mới bắt đầu thả tôm sú chính vụ nên tôm nguyên liệu đang khan hiếm nghiêm trọng.
Không những thế, tình hình nắng nóng, khô hạn kéo dài cộng với việc thiếu nước mặn khiến số diện tích nuôi bị thiệt hại tăng dần mỗi ngày. Người nuôi tôm theo mô hình công nghiệp, bán công nghiệp lại chưa dám mạnh dạn thả giống do thời tiết không thuận lợi./.
Thúy Hiền (Vietnam+)