"Chuyện nghề của nữ nhà báo Thông tấn" là chủ đề cuộc tọa đàm do Liên chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức ngày 7/3 tại Hà Nội, nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm nay.
Tổng Giám đốc TTXVN Trần Mai Hưởng, đồng thời là Trưởng ban vì sự tiến bộ của phụ nữ TTXVN đã khẳng định các thế hệ nhà báo nữ của TTXVN đã đóng góp rất nhiều công sức và cả xương máu cho sự phát triển của ngành. Đó là truyền thống rất đáng tự hào của các nữ nhà báo TTXVN được tiếp nối từ ngày đầu thành lập TTXVN cho tới nay.
Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, TTXVN có gần 260 nhà báo hy sinh trên chiến trường, trong đó có 11 nhà báo nữ.
Ngày nay, tại tất cả các loại hình thông tin thông tấn ở trong nước cũng như các phân xã nước ngoài đều có sự hiện diện của các nữ nhà báo. Họ nhiệt huyết với công việc, yêu nghề, luôn năng động, sáng tạo vì nghề nghiệp, chịu khó lăn lộn trên các nẻo đường biên giới, vượt sóng to gió lớn tới Trường Sa, lăn xả vào vùng dịch bệnh, điểm "nóng" về xã hội... không thua kém các đồng nghiệp nam giới để có những tác phẩm báo chí chất lượng cao, đóng góp cho sự phát triển của TTXVN.
Trong buổi tọa đàm, các đại biểu đã được nghe tâm sự của nhiều nhà báo về chuyện nghề nghiệp chuyên môn tại TTXVN cũng như chăm sóc gia đình.
Nhà báo Trương Lê Kim Hoa hiện là Phó Tổng biên tập thường trực báo Thể thao và Văn hóa tâm sự với một Phó tổng biên tập là nam giới, điều hành một tờ báo như Thể thao và Văn hóa với ấn phẩm hàng ngày, tuần báo, báo điện tử, truyền hình là cả một vấn đề khó khăn, nhiều thách thức. Nữ giới khi đảm nhiệm công việc này còn khó khăn hơn gấp nhiều lần bởi với phụ nữ không chỉ có công việc mà còn có trách nhiệm với gia đình riêng.
Nhà báo Đoàn Thị Minh Huệ, hiện đang là Trưởng phân xã TTXVN tại Hải Phòng lại chia sẻ những mối lo toan, kinh nghiệp thu xếp cuộc sống gia đình, con nhỏ khi một mình đi thường trú nơi xa nhà.
Nhà báo nữ Nguyễn Thị Thúy, Phó trưởng phòng Tin Văn hóa Xã hội, Ban biên tập Tin trong nước cũng chia sẻ kinh nghiệm 20 năm theo dõi ngành y tế, đối mặt với nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm mới xuất hiện ở Việt Nam...
Tính đến cuối năm 2010, toàn ngành thông tấn có trên 900 phóng viên, biên tập viên trong đó nữ giới chiếm 45%. Có những đơn vị, tòa soạn, ban biên tập, đội ngũ phóng viên, biên tập viên là nữ giới chiếm tỷ lệ áp đảo như Ban biên tập Tin trong nước, Ban Biên tập Tin thế giới, Trung tâm truyền hình thông tấn, Trung tâm dữ kiện tư liệu./.
Tổng Giám đốc TTXVN Trần Mai Hưởng, đồng thời là Trưởng ban vì sự tiến bộ của phụ nữ TTXVN đã khẳng định các thế hệ nhà báo nữ của TTXVN đã đóng góp rất nhiều công sức và cả xương máu cho sự phát triển của ngành. Đó là truyền thống rất đáng tự hào của các nữ nhà báo TTXVN được tiếp nối từ ngày đầu thành lập TTXVN cho tới nay.
Trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, TTXVN có gần 260 nhà báo hy sinh trên chiến trường, trong đó có 11 nhà báo nữ.
Ngày nay, tại tất cả các loại hình thông tin thông tấn ở trong nước cũng như các phân xã nước ngoài đều có sự hiện diện của các nữ nhà báo. Họ nhiệt huyết với công việc, yêu nghề, luôn năng động, sáng tạo vì nghề nghiệp, chịu khó lăn lộn trên các nẻo đường biên giới, vượt sóng to gió lớn tới Trường Sa, lăn xả vào vùng dịch bệnh, điểm "nóng" về xã hội... không thua kém các đồng nghiệp nam giới để có những tác phẩm báo chí chất lượng cao, đóng góp cho sự phát triển của TTXVN.
Trong buổi tọa đàm, các đại biểu đã được nghe tâm sự của nhiều nhà báo về chuyện nghề nghiệp chuyên môn tại TTXVN cũng như chăm sóc gia đình.
Nhà báo Trương Lê Kim Hoa hiện là Phó Tổng biên tập thường trực báo Thể thao và Văn hóa tâm sự với một Phó tổng biên tập là nam giới, điều hành một tờ báo như Thể thao và Văn hóa với ấn phẩm hàng ngày, tuần báo, báo điện tử, truyền hình là cả một vấn đề khó khăn, nhiều thách thức. Nữ giới khi đảm nhiệm công việc này còn khó khăn hơn gấp nhiều lần bởi với phụ nữ không chỉ có công việc mà còn có trách nhiệm với gia đình riêng.
Nhà báo Đoàn Thị Minh Huệ, hiện đang là Trưởng phân xã TTXVN tại Hải Phòng lại chia sẻ những mối lo toan, kinh nghiệp thu xếp cuộc sống gia đình, con nhỏ khi một mình đi thường trú nơi xa nhà.
Nhà báo nữ Nguyễn Thị Thúy, Phó trưởng phòng Tin Văn hóa Xã hội, Ban biên tập Tin trong nước cũng chia sẻ kinh nghiệm 20 năm theo dõi ngành y tế, đối mặt với nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm mới xuất hiện ở Việt Nam...
Tính đến cuối năm 2010, toàn ngành thông tấn có trên 900 phóng viên, biên tập viên trong đó nữ giới chiếm 45%. Có những đơn vị, tòa soạn, ban biên tập, đội ngũ phóng viên, biên tập viên là nữ giới chiếm tỷ lệ áp đảo như Ban biên tập Tin trong nước, Ban Biên tập Tin thế giới, Trung tâm truyền hình thông tấn, Trung tâm dữ kiện tư liệu./.
Thanh Giang (TTXVN/vietnam+)