Các nước giàu khó đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ

Hầu hết các nước giàu trên thế giới đều thất bại trong việc hướng tới các mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc nhằm chấm dứt tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng.
Các nước giàu khó đạt được các Mục tiêu Thiên niên kỷ ảnh 1Những tòa nhà chọc trời ở khu Shinjuku, thủ đô Tokyo và ngọn núi Fuji, ngọn núi cao nhất Nhật Bản, ở phía xa, ngày 4/1/2011. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Hầu hết các nước giàu trên thế giới đều thất bại trong việc hướng tới các mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc nhằm chấm dứt tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng.

Đây là nội dung chính trong báo cáo của Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc và Quỹ xã hội Đức “Bertelsmann Stiftung” công bố ngày 14/7.

Báo cáo cũng cho biết trong danh sách 149 nước khảo sát về khía cạnh trên, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Thụy Sĩ, Đức đứng trong tốp đầu còn Vương quốc Anh đứng thứ 10. Mỹ đứng thứ 25 sau Hunggary và trước Cộng hòa Slovakia.

Trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới, Pháp đứng thứ 11, Canada đứng thứ 13, Nhật Bản đứng thứ 18, Brazil đứng thứ 52, Trung Quốc đứng thứ 76 và Ấn Độ đứng thứ 110.

Theo các chuyên gia, sở dĩ Mỹ đứng thứ 25 trong danh sách do giành được rất ít điểm về phát triển năng lượng sạch cũng như trong cuộc chiến chống bất bình đẳng và biến đổi khí hậu.

Ngoài ra những tiêu chí khác khiến Mỹ tụt hạng bao gồm khoảng cách thu nhập, thói quen tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu của “Bertelsmann Stiftung” công bố năm 2015 từng dự đoán rằng Mỹ nằm trong số quốc gia ít có khả năng nhất đạt được mục tiêu chấm dứt đói nghèo và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Trong khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9/2015, các nước thành viên đã nhất trí về 17 mục tiêu tham vọng để giải quyết những vấn đề phức tạp nhất thế giới như bất bình đẳng, đói nghèo và biến đổi khí hậu.

Khi chương trình nghị sự được thông qua, các chuyên gia cảnh báo rằng sẽ có một vài nước miễn cưỡng công bố một số vấn đề như biến đổi khí hậu và bình đẳng giới.

Jeffrey Sachs - Giám đốc mạng lưới cho biết chỉ số đánh giá tiến trình đạt được các mục quốc gia trong quá trình đạt mục tiêu phát triển có nghĩa thúc đẩy mối quan tâm đối với các mục tiêu toàn cầu.

Chỉ số sẽ được cập nhật hàng năm trong vòng ba năm tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục