Tại hội nghị các quan chức năng lượng khu vực Trung và Đông Âu diễn ra ngày 24/2 ở thủ đô Budapest của Hungary, 11 nước thuộc Trung và Đông Âu đã ký một tuyên bố chung về việc thiết lập hệ thống cung cấp khí đốt chung nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho khu vực thiếu tài nguyên này.
Trong số những nước trên, có bốn nước tham gia Hiệp ước Visegrad gồm Hungary, Slovakia, Cộng hòa Séc và Ba Lan, cùng với 7 nước Trung và Đông Âu khác là Áo, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Serbia, Slovenia và Rumania.
Hệ thống này được gọi là tam giác cung cấp năng lượng Bắc-Nam-Đông, nối tuyến đường ống trong dự án năng lượng Nabucco của châu Âu ở phía Đông với các trạm khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Ba Lan ở phía Bắc và của Croatia ở phía Nam. Dự án này dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2014 hoặc 2015.
Trong tuyên bố chung, các nước trên đã nhất trí tăng cường hợp tác trong việc kết nối mạng lưới khí đốt của các nước với nhau, đồng thời đa dạng hóa những tuyến đường cung cấp và nguồn cung khí đốt.
Các nước sẽ hợp tác xây dựng một hành lang năng lượng nối liền Croatia với các LNG ở Ba Lan và đường ống Nabucco sẽ vận chuyển khí đốt từ Trung Á đến châu Âu, trong khi một trạm LNG ở Constanta của Rumania sẽ được khai thác để vận chuyển khí đốt bằng đường biển.
Ngoài ra, các nước còn nhất trí mở rộng tuyến đường ống dẫn khí đốt Trung Âu chạy từ Bantic đến biển Adriatic và phối hợp các kế hoạch can thiệp chống khủng hoảng năng lượng để có thể nhanh chóng hỗ trợ nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng mới.
Phát biểu với các nhà báo sau hội nghị, Thủ tướng Hungary Bajnai Gordon cho rằng thỏa thuận này là một dấu mốc của sự hợp tác toàn diện trong khu vực; cho rằng kết quả này sẽ giúp thúc đẩy sự cạnh tranh thực sự trên thị trường khí đốt, nhằm đạt tới một dịch vụ có chất lượng cao hơn và giá cả sẽ hạ hơn./.
Trong số những nước trên, có bốn nước tham gia Hiệp ước Visegrad gồm Hungary, Slovakia, Cộng hòa Séc và Ba Lan, cùng với 7 nước Trung và Đông Âu khác là Áo, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Serbia, Slovenia và Rumania.
Hệ thống này được gọi là tam giác cung cấp năng lượng Bắc-Nam-Đông, nối tuyến đường ống trong dự án năng lượng Nabucco của châu Âu ở phía Đông với các trạm khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Ba Lan ở phía Bắc và của Croatia ở phía Nam. Dự án này dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2014 hoặc 2015.
Trong tuyên bố chung, các nước trên đã nhất trí tăng cường hợp tác trong việc kết nối mạng lưới khí đốt của các nước với nhau, đồng thời đa dạng hóa những tuyến đường cung cấp và nguồn cung khí đốt.
Các nước sẽ hợp tác xây dựng một hành lang năng lượng nối liền Croatia với các LNG ở Ba Lan và đường ống Nabucco sẽ vận chuyển khí đốt từ Trung Á đến châu Âu, trong khi một trạm LNG ở Constanta của Rumania sẽ được khai thác để vận chuyển khí đốt bằng đường biển.
Ngoài ra, các nước còn nhất trí mở rộng tuyến đường ống dẫn khí đốt Trung Âu chạy từ Bantic đến biển Adriatic và phối hợp các kế hoạch can thiệp chống khủng hoảng năng lượng để có thể nhanh chóng hỗ trợ nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng mới.
Phát biểu với các nhà báo sau hội nghị, Thủ tướng Hungary Bajnai Gordon cho rằng thỏa thuận này là một dấu mốc của sự hợp tác toàn diện trong khu vực; cho rằng kết quả này sẽ giúp thúc đẩy sự cạnh tranh thực sự trên thị trường khí đốt, nhằm đạt tới một dịch vụ có chất lượng cao hơn và giá cả sẽ hạ hơn./.
(TTXVN/Vietnam+)