Quân đội Lebanon ngày 23/10 cho biết đã dàn xếp thành công thỏa thuận ngừng bắn giữa các các tay súng đối lập tại thành phố Tripoli ở miền Bắc.
Thỏa thuận đạt được sau hai ngày xảy ra giao tranh quyết liệt giữa các tay súng người Sunni và Alawite với các phe phái khác nhau ở nước láng giềng Syria, làm ít nhất 10 người chết và 65 người bị thương.
Thông báo của quân đội Lebanon cho biết các tay súng đối lập đã nhất trí ngừng bắn từ ngày 23/10, đồng thời giảm các hành động thù địch nhằm vào nhau. Tuy nhiên đến tối cùng ngày, người ta vẫn nghe thấy tiếng súng nổ lác đác lại một số địa điểm trong thành phố.
Trong khi đó ở thủ đô Beirut, cuộc sống đã trở lại gần như bình thường sau khi quân đội cấp tập điều binh tới đó để đẩy lui các tay súng đối lập và dẹp yên các vụ giao tranh bùng phát từ tối 21/10. Quân đội cho biết đã bắt giữ 100 người, trong đó có 34 người Syria và 4 người Palextin, trong chiến dịch an ninh được tiến hành từ hôm Chủ Nhật.
Bạo lực sắc tộc đã bùng phát mạnh tại nhiều thành phố ở Lebanon trong những ngày qua sau khi xảy ra vụ đánh bom sát hại Giám đốc tình báo an ninh Wissam al-Hassan ở trung tâm thủ đô Beirut tối 19/10, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nội chiến giống như nước láng giềng Syria.
Ngay sau khi xảy ra vụ đánh bom, nhiều phái đối lập ở Lebanon đã yêu cầu Thủ tướng Najib Mikati từ chức vì cho rằng chính phủ hiện nay của ông chịu nhiều tác động chính trị từ Damascus. Phe đối lập cáo buộc Syria đứng sau vụ sát hại Giám đốc tình báo Hassan nhằm ngăn cản tiến trình điều tra về cái chết của cựu Thủ tướng Rafiq Hariri trong vụ ám sát năm 2005 mà nhiều người cho rằng có thể có bàn tay đạo diễn của Syria.
Đây không phải là lần đầu tiên bạo lực sắc tộc bùng phát tại Lebanon, một quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo và luôn chịu ảnh hưởng chính trị rất lớn từ nước láng giềng Syria. Hiện tại ở Lebanon có 3 cộng đồng tôn giáo chính là người Thiên Chúa, Shi'ite và Sunni, mỗi cộng đồng chiếm khoảng 1/3 dân số.
Theo thỏa thuận "bất thành văn" tại Lebanon, vị trí tổng thống luôn thuộc về người Thiên Chúa Maronite, thủ tướng thuộc về người Sunni và chủ tịch Quốc hội thuộc về người Shi'ite. Hiện tại, Thủ tướng Lebanon Micati cũng là một tín đồ dòng Sunni nhưng ông lại có mâu thuẫn rất lớn với Giám đốc tình báo Hassan, người luôn chống đối mạnh mẽ Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng như phong trào Hồi giáo Hezbollah của người Shi'ite.
Lo ngại bạo lực sắc tộc tại Lebanon có thể đẩy đất nước trở lại bờ vực nội chiến như hồi năm 2008, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã đồng loạt kêu gọi các phe phái kiềm chế, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của Thủ tướng Micati trong việc duy trì cố kết và hoà hợp dân tộc.
Quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton, khẳng định EU ủng hộ vai trò đoàn kết đất nước của ông Micati trong bối cảnh căng thẳng hiện nay, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo Lebanon sớm đưa ra các giải pháp hữu hiệu chấm dứt bạo lực, tránh đẩy khu vực rơi vào khủng hoảng.
Nguời phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland ủng hộ nỗ lực của Tổng thống Lebanon Michel Suleiman và giới chức lãnh đạo khác ở nước này xây dựng một chính phủ hiệu quả và tiến hành các bước đi cần thiết để hóa giải xung đột từ sau vụ tấn công khùng bố 19/10./.
Thỏa thuận đạt được sau hai ngày xảy ra giao tranh quyết liệt giữa các tay súng người Sunni và Alawite với các phe phái khác nhau ở nước láng giềng Syria, làm ít nhất 10 người chết và 65 người bị thương.
Thông báo của quân đội Lebanon cho biết các tay súng đối lập đã nhất trí ngừng bắn từ ngày 23/10, đồng thời giảm các hành động thù địch nhằm vào nhau. Tuy nhiên đến tối cùng ngày, người ta vẫn nghe thấy tiếng súng nổ lác đác lại một số địa điểm trong thành phố.
Trong khi đó ở thủ đô Beirut, cuộc sống đã trở lại gần như bình thường sau khi quân đội cấp tập điều binh tới đó để đẩy lui các tay súng đối lập và dẹp yên các vụ giao tranh bùng phát từ tối 21/10. Quân đội cho biết đã bắt giữ 100 người, trong đó có 34 người Syria và 4 người Palextin, trong chiến dịch an ninh được tiến hành từ hôm Chủ Nhật.
Bạo lực sắc tộc đã bùng phát mạnh tại nhiều thành phố ở Lebanon trong những ngày qua sau khi xảy ra vụ đánh bom sát hại Giám đốc tình báo an ninh Wissam al-Hassan ở trung tâm thủ đô Beirut tối 19/10, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nội chiến giống như nước láng giềng Syria.
Ngay sau khi xảy ra vụ đánh bom, nhiều phái đối lập ở Lebanon đã yêu cầu Thủ tướng Najib Mikati từ chức vì cho rằng chính phủ hiện nay của ông chịu nhiều tác động chính trị từ Damascus. Phe đối lập cáo buộc Syria đứng sau vụ sát hại Giám đốc tình báo Hassan nhằm ngăn cản tiến trình điều tra về cái chết của cựu Thủ tướng Rafiq Hariri trong vụ ám sát năm 2005 mà nhiều người cho rằng có thể có bàn tay đạo diễn của Syria.
Đây không phải là lần đầu tiên bạo lực sắc tộc bùng phát tại Lebanon, một quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo và luôn chịu ảnh hưởng chính trị rất lớn từ nước láng giềng Syria. Hiện tại ở Lebanon có 3 cộng đồng tôn giáo chính là người Thiên Chúa, Shi'ite và Sunni, mỗi cộng đồng chiếm khoảng 1/3 dân số.
Theo thỏa thuận "bất thành văn" tại Lebanon, vị trí tổng thống luôn thuộc về người Thiên Chúa Maronite, thủ tướng thuộc về người Sunni và chủ tịch Quốc hội thuộc về người Shi'ite. Hiện tại, Thủ tướng Lebanon Micati cũng là một tín đồ dòng Sunni nhưng ông lại có mâu thuẫn rất lớn với Giám đốc tình báo Hassan, người luôn chống đối mạnh mẽ Tổng thống Syria Bashar al-Assad cũng như phong trào Hồi giáo Hezbollah của người Shi'ite.
Lo ngại bạo lực sắc tộc tại Lebanon có thể đẩy đất nước trở lại bờ vực nội chiến như hồi năm 2008, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã đồng loạt kêu gọi các phe phái kiềm chế, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của Thủ tướng Micati trong việc duy trì cố kết và hoà hợp dân tộc.
Quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton, khẳng định EU ủng hộ vai trò đoàn kết đất nước của ông Micati trong bối cảnh căng thẳng hiện nay, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo Lebanon sớm đưa ra các giải pháp hữu hiệu chấm dứt bạo lực, tránh đẩy khu vực rơi vào khủng hoảng.
Nguời phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland ủng hộ nỗ lực của Tổng thống Lebanon Michel Suleiman và giới chức lãnh đạo khác ở nước này xây dựng một chính phủ hiệu quả và tiến hành các bước đi cần thiết để hóa giải xung đột từ sau vụ tấn công khùng bố 19/10./.
(TTXVN)