Ngày 5/8, chịu ảnh hưởng từ thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đêm trước, các thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục lao dốc trước mối lo sợ thế giới sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính mới.
Theo giới phân tích, lòng tin của các nhà đầu tư đang bị bị "lung lay," trong bối cảnh ngày càng có nhiều số liệu yếu kém của kinh tế Mỹ được công bố và những dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có nguy cơ lan sang các nền kinh tế khác.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo đánh mất 359,30 điểm (3,72%) và đóng cửa ở mức 9.299,88 điểm, do chịu tác động từ các đợt bán tháo chứng khoán trên thị trường Mỹ và châu Âu.
Kaoru Yosano, Bộ trưởng Kinh tế và Chính sách Tài chính Nhật Bản, cho rằng châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cần hợp tác chính sách để bảo vệ kinh tế toàn cầu khỏi tình trạng suy yếu.
Theo nhà điều hành Takuya Yamada thuộc công ty ITC Investment Partners, hiện nay các thị trường đang "nín thở" chờ đợi các số liệu về thị trường việc làm của Mỹ và kết quả cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào tuần tới, trước những dấu hiệu về một chương trình nới lỏng định lượng mới.
Mặc dù đồng yen đã mạnh lên so với đồng USD, một ngày sau khi Tokyo can thiệp vào thị trường tiền tệ, để làm giảm giá đồng nội tệ, song các chuyên gia cho rằng sự tăng giá của đồng yen là do hoạt động đầu cơ và Nhật Bản có thể dễ dàng can thiệp vào thị trường khi cần thiết.
Như vậy, mối lo ngại về việc đồng yen tăng giá đang bị lu mờ trước mối lo ngại về triển vọng yếu của kinh tế Mỹ và các nhà giao dịch trên thị trường đang tỏ ra nghi ngờ về khả năng ổn định thị trường tài chính của các chính phủ trên thế giới. Do đó, các thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn chưa thể được đẩy lên.
Tại Trung Quốc, cả chứng khoán đại lục lẫn hải ngoại đều tụt dốc và ghi dấu các mức thấp kỷ lục do chịu sức ép của hoạt động bán ra với khối lượng lớn trên thị trường, trước mối lo sợ của các nhà đầu tư về tình hình kinh tế yếu kém hai bên bờ Đại Tây Dương.
Phiên này, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 57,62 điểm (2,15%) xuống 2.626,42 điểm, mức thấp nhất trong 10 tháng qua; còn chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 938,60 điểm (4,29%) xuống 20.946,14 điểm, đánh dấu mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Cùng đà đi xuống tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 171 điểm xuống 4.105,4 điểm.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi của thị trường chứng khoán Seoul giảm 74,42 điểm (3,7%) xuống 1.943,75 điểm, mức thấp nhất trong năm tháng qua.
Kể từ khi đóng cửa phiên thứ hai đầu tuần này, chỉ số Kopsi đã giảm tổng cộng 10,5%.
Trả lời hãng Yonhap, Lee Young-Won, nhà phân tích thuộc công ty HMC Investment Securities, nói: "Đây là phiên tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, khi chỉ trong bốn ngày chỉ số Kopsi mất tới hơn 200 điểm. Quả là một cú sốc."
Lee Sun-Yup, nhà phân tích thuộc công ty Shinhan Investment Corp, cho rằng các nhà đầu tư đang lo ngại về khả năng Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ, trong bối cảnh tỷ lệ lãi suất vẫn ở mức xấp xỉ 0% và nước này đã tung ra hai chương trình nới lỏng có định lượng (QE1 và QE2), để kích thích kinh tế.
Phiên này, cổ phiếu của công ty Daewoo Shipbuilding and Marine Engineering và Hyundai Heavy Industries lần lượt giảm 10,44% và 5,75%.
Đêm trước tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 512,76 điểm (4,3%), mức giảm hàng ngày lớn nhất trong hơn hai năm qua, và đóng cửa ở mức 11.383,68 điểm, trong bối cảnh giới giao dịch lo ngại đà phục hồi yếu của kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurrozone, sẽ đẩy thế giới lâm suy thoái kép./.
Theo giới phân tích, lòng tin của các nhà đầu tư đang bị bị "lung lay," trong bối cảnh ngày càng có nhiều số liệu yếu kém của kinh tế Mỹ được công bố và những dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có nguy cơ lan sang các nền kinh tế khác.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo đánh mất 359,30 điểm (3,72%) và đóng cửa ở mức 9.299,88 điểm, do chịu tác động từ các đợt bán tháo chứng khoán trên thị trường Mỹ và châu Âu.
Kaoru Yosano, Bộ trưởng Kinh tế và Chính sách Tài chính Nhật Bản, cho rằng châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cần hợp tác chính sách để bảo vệ kinh tế toàn cầu khỏi tình trạng suy yếu.
Theo nhà điều hành Takuya Yamada thuộc công ty ITC Investment Partners, hiện nay các thị trường đang "nín thở" chờ đợi các số liệu về thị trường việc làm của Mỹ và kết quả cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào tuần tới, trước những dấu hiệu về một chương trình nới lỏng định lượng mới.
Mặc dù đồng yen đã mạnh lên so với đồng USD, một ngày sau khi Tokyo can thiệp vào thị trường tiền tệ, để làm giảm giá đồng nội tệ, song các chuyên gia cho rằng sự tăng giá của đồng yen là do hoạt động đầu cơ và Nhật Bản có thể dễ dàng can thiệp vào thị trường khi cần thiết.
Như vậy, mối lo ngại về việc đồng yen tăng giá đang bị lu mờ trước mối lo ngại về triển vọng yếu của kinh tế Mỹ và các nhà giao dịch trên thị trường đang tỏ ra nghi ngờ về khả năng ổn định thị trường tài chính của các chính phủ trên thế giới. Do đó, các thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn chưa thể được đẩy lên.
Tại Trung Quốc, cả chứng khoán đại lục lẫn hải ngoại đều tụt dốc và ghi dấu các mức thấp kỷ lục do chịu sức ép của hoạt động bán ra với khối lượng lớn trên thị trường, trước mối lo sợ của các nhà đầu tư về tình hình kinh tế yếu kém hai bên bờ Đại Tây Dương.
Phiên này, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 57,62 điểm (2,15%) xuống 2.626,42 điểm, mức thấp nhất trong 10 tháng qua; còn chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 938,60 điểm (4,29%) xuống 20.946,14 điểm, đánh dấu mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Cùng đà đi xuống tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 171 điểm xuống 4.105,4 điểm.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi của thị trường chứng khoán Seoul giảm 74,42 điểm (3,7%) xuống 1.943,75 điểm, mức thấp nhất trong năm tháng qua.
Kể từ khi đóng cửa phiên thứ hai đầu tuần này, chỉ số Kopsi đã giảm tổng cộng 10,5%.
Trả lời hãng Yonhap, Lee Young-Won, nhà phân tích thuộc công ty HMC Investment Securities, nói: "Đây là phiên tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, khi chỉ trong bốn ngày chỉ số Kopsi mất tới hơn 200 điểm. Quả là một cú sốc."
Lee Sun-Yup, nhà phân tích thuộc công ty Shinhan Investment Corp, cho rằng các nhà đầu tư đang lo ngại về khả năng Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ, trong bối cảnh tỷ lệ lãi suất vẫn ở mức xấp xỉ 0% và nước này đã tung ra hai chương trình nới lỏng có định lượng (QE1 và QE2), để kích thích kinh tế.
Phiên này, cổ phiếu của công ty Daewoo Shipbuilding and Marine Engineering và Hyundai Heavy Industries lần lượt giảm 10,44% và 5,75%.
Đêm trước tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 512,76 điểm (4,3%), mức giảm hàng ngày lớn nhất trong hơn hai năm qua, và đóng cửa ở mức 11.383,68 điểm, trong bối cảnh giới giao dịch lo ngại đà phục hồi yếu của kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurrozone, sẽ đẩy thế giới lâm suy thoái kép./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)