Các thị trường chứng khoán châu Á phiên giao dịch ngày 1/6 tăng giảm với các mức không lớn, khi đà tăng mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ đêm trước đã bị mất tác dụng do các hoạt động bán chốt lời, cùng với áp lực từ những thông tin xấu về kinh tế trong khu vực.
Chỉ số MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương phiên này nhích 0,4%, trong đó tăng mạnh nhất là cổ phiếu khối tài nguyên, sau đà phục hồi của giá dầu và kim loại trong phiên trước.
Những số liệu tiêu cực từ Trung Quốc cho thấy các nhà quản lý mua tại nước này đang đang kém lạc quan hơn 9 tháng trước về triển vọng tăng trưởng đã thúc đẩy giới đầu tư tại thị trường chứng khoán Thượng Hải hạn chế các hoạt động giao dịch, với chỉ số Shanghai Composite phiên này giữ ở mức 2.743,57 điểm.
Liên đoàn Hậu cần và Thu mua Trung Quốc cho biết giới giao dịch đang phản ứng lại thông tin Chỉ số Nhà Quản lý Mua của nước này trong tháng 5/2011 đã giảm từ 52,9 điểm của tháng trước đó xuống 52,0 điểm - mức thấp nhất trong 9 tháng.
Mặc dù số liệu này cho thấy hoạt động sản xuất vẫn đang tăng trưởng, nhưng tốc độ đã giảm do tác động của một loạt giải pháp của Bắc Kinh nhằm hạ nhiệt nền kinh tế và kiềm chế đà tăng giá.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Sydney chịu tác động từ số liệu từ Cục Thống kê Australia cho thấy nền kinh tế nước này trong quý 1/2011 đã giảm 1,22% so với quý 4/2010, đánh dấu mức giảm hàng quý mạnh nhất kể từ quý 1/1991, thời điểm mà kinh tế Australia đang bị suy thoái.
Mặc dù vậy, chỉ số S&P/ASX 200 phiên này chỉ giảm nhẹ 1,13 điểm xuống 2.414,34 điểm.
Tại Tokyo, chỉ số Nikkei tăng nhẹ 25,88 điểm (0,27%) lên 9.719,61 điểm, trong bối cảnh giới đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng trước các số liệu yếu kém về kinh tế Mỹ.
Hideyuki Ishiguro, chiến lược gia của công ty chứng khoán Okasan Securities, cho biết hiện không có nhiều nhân tố thúc đẩy hoạt động mua vào để giá các cổ phiếu của Nhật Bản có thể phá vỡ biên độ dao động hiện nay.
Nhất là khi giới đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm lần thứ hai trong chưa đầy một năm đối với Thủ tướng Naoto Kan, khi các nhà lập pháp của các đảng đối lập đang đòi ông này từ chức vì không thể giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Cùng ngày, các hoạt động bán chốt lời cùng với sự mất giá cổ phiếu của các công ty bất động sản, vốn được mua vào quá mức trong ngắn hạn đã đẩy chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 57,7 điểm (0,24%) xuống 23.626,43 điểm.
Trong khi đó, tại thị trường chứng khoán Seoul, chỉ số KOSPI hầu như không đổi, khi chỉ giảm nhẹ 1,13 điểm xuống 2.141,34 điểm, sau khi Chính phủ Hàn Quốc cho biết tỷ lệ lạm phát tháng 5/2011 của nước này đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp xuống 4,1%.
Trước đó, trong phiên 31/5, bất chấp những thông tin xấu về nền kinh tế Mỹ, các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đồng loạt tăng điểm, khi giới đầu tư đặt hy vọng vào việc Hy Lạp sẽ nhận được gói cứu trợ thứ hai để tránh nguy cơ vỡ nợ.
Tại thị trường chứng khoán Phố Wall kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 128,21 điểm (1,03%) lên 12.569,79 điểm, song vẫn kết thúc tháng 5/2011 với mức giảm 1,9%; trong khi chỉ số S&P 500 tăng 14,10 điểm (1,06%) lên 1.345,20 điểm; còn chỉ số Nasdaq Composite ghi thêm 38,44 điểm (1,37%) lên 2.835,30 điểm.
Tại châu Âu, chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán London tăng 0,86% lên 5.989,99 điểm; chỉ số DAX của thị trường chứng khoán Frankfurt tăng 1,86% lên 7.293,69 điểm và chỉ số CAC 40 của thị trường chứng khoán Paris tăng 1,63% lên 4.006,94 điểm.
Các nhà giao dịch cho biết thị trường được hỗ trợ bởi thông tin cho biết Đức - nền kinh tế lớn và có mức đóng góp lớn nhất tại châu Âu - đang tỏ ra linh hoạt hơn trong việc giúp đỡ Hy Lạp.
Nếu Berlin nhất trí dành cho Hy Lạp gói hỗ trợ thứ hai, sau gói cứu trợ 110 tỷ euro nhận được hồi tháng 5/2010, quả bom khủng hoảng nợ ở Eurozone được xem như đã được rút ngòi nổ, vì nó giúp kéo dài thời gian để tìm kiếm một giải pháp dài hạn hơn.
Tuy nhiên, đà tăng trên cả hai thị trường vẫn bị hạn chế sau báo cáo đáng thất vọng cho biết lòng tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 5/2011 đã giảm từ 66 điểm xuống 60,8 điểm, do lo ngại về tình trạng thất nghiệp cùng với sự leo thang giá lương thực và nhiên liệu.
Theo các kết quả khảo sát, những vẫn đề nợ tại khu vực Eurozone cùng những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu đã khiến giới đầu tư giảm mua vào trái phiếu trong tháng thứ 5 liên tiếp.
Theo đó, kể từ đầu năng đến nay, tốc độ tăng giá cổ phiếu toàn cầu đã giảm từ gần 9% xuống khoảng 5%, và câu hỏi chính đặt ra hiện nay là liệu giới đầu tư có tiếp tục rút tiền khỏi thị trường chứng khoán trước khi Mỹ kết thúc chương trình thu mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD./.
Chỉ số MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương phiên này nhích 0,4%, trong đó tăng mạnh nhất là cổ phiếu khối tài nguyên, sau đà phục hồi của giá dầu và kim loại trong phiên trước.
Những số liệu tiêu cực từ Trung Quốc cho thấy các nhà quản lý mua tại nước này đang đang kém lạc quan hơn 9 tháng trước về triển vọng tăng trưởng đã thúc đẩy giới đầu tư tại thị trường chứng khoán Thượng Hải hạn chế các hoạt động giao dịch, với chỉ số Shanghai Composite phiên này giữ ở mức 2.743,57 điểm.
Liên đoàn Hậu cần và Thu mua Trung Quốc cho biết giới giao dịch đang phản ứng lại thông tin Chỉ số Nhà Quản lý Mua của nước này trong tháng 5/2011 đã giảm từ 52,9 điểm của tháng trước đó xuống 52,0 điểm - mức thấp nhất trong 9 tháng.
Mặc dù số liệu này cho thấy hoạt động sản xuất vẫn đang tăng trưởng, nhưng tốc độ đã giảm do tác động của một loạt giải pháp của Bắc Kinh nhằm hạ nhiệt nền kinh tế và kiềm chế đà tăng giá.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Sydney chịu tác động từ số liệu từ Cục Thống kê Australia cho thấy nền kinh tế nước này trong quý 1/2011 đã giảm 1,22% so với quý 4/2010, đánh dấu mức giảm hàng quý mạnh nhất kể từ quý 1/1991, thời điểm mà kinh tế Australia đang bị suy thoái.
Mặc dù vậy, chỉ số S&P/ASX 200 phiên này chỉ giảm nhẹ 1,13 điểm xuống 2.414,34 điểm.
Tại Tokyo, chỉ số Nikkei tăng nhẹ 25,88 điểm (0,27%) lên 9.719,61 điểm, trong bối cảnh giới đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng trước các số liệu yếu kém về kinh tế Mỹ.
Hideyuki Ishiguro, chiến lược gia của công ty chứng khoán Okasan Securities, cho biết hiện không có nhiều nhân tố thúc đẩy hoạt động mua vào để giá các cổ phiếu của Nhật Bản có thể phá vỡ biên độ dao động hiện nay.
Nhất là khi giới đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm lần thứ hai trong chưa đầy một năm đối với Thủ tướng Naoto Kan, khi các nhà lập pháp của các đảng đối lập đang đòi ông này từ chức vì không thể giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.
Cùng ngày, các hoạt động bán chốt lời cùng với sự mất giá cổ phiếu của các công ty bất động sản, vốn được mua vào quá mức trong ngắn hạn đã đẩy chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 57,7 điểm (0,24%) xuống 23.626,43 điểm.
Trong khi đó, tại thị trường chứng khoán Seoul, chỉ số KOSPI hầu như không đổi, khi chỉ giảm nhẹ 1,13 điểm xuống 2.141,34 điểm, sau khi Chính phủ Hàn Quốc cho biết tỷ lệ lạm phát tháng 5/2011 của nước này đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp xuống 4,1%.
Trước đó, trong phiên 31/5, bất chấp những thông tin xấu về nền kinh tế Mỹ, các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đồng loạt tăng điểm, khi giới đầu tư đặt hy vọng vào việc Hy Lạp sẽ nhận được gói cứu trợ thứ hai để tránh nguy cơ vỡ nợ.
Tại thị trường chứng khoán Phố Wall kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 128,21 điểm (1,03%) lên 12.569,79 điểm, song vẫn kết thúc tháng 5/2011 với mức giảm 1,9%; trong khi chỉ số S&P 500 tăng 14,10 điểm (1,06%) lên 1.345,20 điểm; còn chỉ số Nasdaq Composite ghi thêm 38,44 điểm (1,37%) lên 2.835,30 điểm.
Tại châu Âu, chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán London tăng 0,86% lên 5.989,99 điểm; chỉ số DAX của thị trường chứng khoán Frankfurt tăng 1,86% lên 7.293,69 điểm và chỉ số CAC 40 của thị trường chứng khoán Paris tăng 1,63% lên 4.006,94 điểm.
Các nhà giao dịch cho biết thị trường được hỗ trợ bởi thông tin cho biết Đức - nền kinh tế lớn và có mức đóng góp lớn nhất tại châu Âu - đang tỏ ra linh hoạt hơn trong việc giúp đỡ Hy Lạp.
Nếu Berlin nhất trí dành cho Hy Lạp gói hỗ trợ thứ hai, sau gói cứu trợ 110 tỷ euro nhận được hồi tháng 5/2010, quả bom khủng hoảng nợ ở Eurozone được xem như đã được rút ngòi nổ, vì nó giúp kéo dài thời gian để tìm kiếm một giải pháp dài hạn hơn.
Tuy nhiên, đà tăng trên cả hai thị trường vẫn bị hạn chế sau báo cáo đáng thất vọng cho biết lòng tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 5/2011 đã giảm từ 66 điểm xuống 60,8 điểm, do lo ngại về tình trạng thất nghiệp cùng với sự leo thang giá lương thực và nhiên liệu.
Theo các kết quả khảo sát, những vẫn đề nợ tại khu vực Eurozone cùng những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu đã khiến giới đầu tư giảm mua vào trái phiếu trong tháng thứ 5 liên tiếp.
Theo đó, kể từ đầu năng đến nay, tốc độ tăng giá cổ phiếu toàn cầu đã giảm từ gần 9% xuống khoảng 5%, và câu hỏi chính đặt ra hiện nay là liệu giới đầu tư có tiếp tục rút tiền khỏi thị trường chứng khoán trước khi Mỹ kết thúc chương trình thu mua trái phiếu trị giá 600 tỷ USD./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)