Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Tây Nam bộ, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai chương trình tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường bền vững.
Theo Cơ sở 2 Đại học Thủy lợi phía Nam, nguồn nước sông rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long đang bị ô nhiễm, hàm lượng vi khuẩn E.coli cao hơn tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng nhu cầu oxy sinh học, hóa học (BOD và COD) vượt mức cho phép 1-3 lần.
Hàng năm, lượng chất thải rắn trong vùng là khoảng 3,7 triệu tấn, đa số chưa được thu gom và xử lý mà trực tiếp hoặc gián tiếp đổ xuống sông rạch.
Ngoài ra, khói bụi, tiếng ồn từ những cơ sở công nghiệp thải ra góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường tại các đô thị thêm nghiêm trọng.
Số liệu quan trắc môi trường nước trên sông rạch gần các đô thị ở An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long An, Hậu Giang, Cà Mau... cho thấy hàm lượng các chất BOD, SS, N-NH3, amoniac, coliforms... đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Hiện các đô thị đều bị ô nhiễm bụi do hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông, xây dựng. Nồng độ khí SO2, CO, NO2 trong không khí đã vượt tiêu chuẩn cho phép.
Trước tình hình đó, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long quy hoạch đô thị phù hợp với xu thế chung của thế giới; đào tạo cán bộ, trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật để nâng cao năng lực quản lý, quan trắc, dự báo môi trường; mua sắm thêm trang bị thiết bị, công nghệ nhằm xử lý nhanh các vấn đề bức xúc về môi trường phát sinh; tổ chức các diễn đàn nhằm nâng cao khả năng hợp tác, cùng bảo vệ môi trường trong khu vực; xây dựng chính sách thu hút đầu tư quốc tế trong bảo vệ môi trường.
Các tỉnh còn nâng cấp hệ thống cấp thoát nước, chống ngập cục bộ tại các đô thị, trang bị thêm phương tiện thu gom, xử lý rác.
Các tỉnh cũng tăng cường kiểm tra, giám sát về môi trường tại các địa phương, các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; ban hành cơ chế hỗ trợ tài chính trong việc đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ xử lý môi trường tại các khu công nghiệp, trước hết là xử lý rác thải, nước thải...
Bên cạnh đó, các tỉnh trong khu vực tăng cường quản lý trong khai thác nước ngầm; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xả nước thải, bảo vệ nguồn nước; đẩy mạnh hoạt động điều tra, giám sát tài nguyên và môi trường biển; phân vùng, phân cấp quản lý biển ven bờ, cấp phép sử dụng biển để bảo đảm phát triển bền vũng vùng biển và ven bờ biển.../.
Theo Cơ sở 2 Đại học Thủy lợi phía Nam, nguồn nước sông rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long đang bị ô nhiễm, hàm lượng vi khuẩn E.coli cao hơn tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng nhu cầu oxy sinh học, hóa học (BOD và COD) vượt mức cho phép 1-3 lần.
Hàng năm, lượng chất thải rắn trong vùng là khoảng 3,7 triệu tấn, đa số chưa được thu gom và xử lý mà trực tiếp hoặc gián tiếp đổ xuống sông rạch.
Ngoài ra, khói bụi, tiếng ồn từ những cơ sở công nghiệp thải ra góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường tại các đô thị thêm nghiêm trọng.
Số liệu quan trắc môi trường nước trên sông rạch gần các đô thị ở An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long An, Hậu Giang, Cà Mau... cho thấy hàm lượng các chất BOD, SS, N-NH3, amoniac, coliforms... đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Hiện các đô thị đều bị ô nhiễm bụi do hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông, xây dựng. Nồng độ khí SO2, CO, NO2 trong không khí đã vượt tiêu chuẩn cho phép.
Trước tình hình đó, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long quy hoạch đô thị phù hợp với xu thế chung của thế giới; đào tạo cán bộ, trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật để nâng cao năng lực quản lý, quan trắc, dự báo môi trường; mua sắm thêm trang bị thiết bị, công nghệ nhằm xử lý nhanh các vấn đề bức xúc về môi trường phát sinh; tổ chức các diễn đàn nhằm nâng cao khả năng hợp tác, cùng bảo vệ môi trường trong khu vực; xây dựng chính sách thu hút đầu tư quốc tế trong bảo vệ môi trường.
Các tỉnh còn nâng cấp hệ thống cấp thoát nước, chống ngập cục bộ tại các đô thị, trang bị thêm phương tiện thu gom, xử lý rác.
Các tỉnh cũng tăng cường kiểm tra, giám sát về môi trường tại các địa phương, các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; ban hành cơ chế hỗ trợ tài chính trong việc đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ xử lý môi trường tại các khu công nghiệp, trước hết là xử lý rác thải, nước thải...
Bên cạnh đó, các tỉnh trong khu vực tăng cường quản lý trong khai thác nước ngầm; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xả nước thải, bảo vệ nguồn nước; đẩy mạnh hoạt động điều tra, giám sát tài nguyên và môi trường biển; phân vùng, phân cấp quản lý biển ven bờ, cấp phép sử dụng biển để bảo đảm phát triển bền vũng vùng biển và ven bờ biển.../.
Thế Đạt (TTXVN)