Các yếu tố gây áp lực căng thẳng lên các ngân hàng ở Trung Đông

Quan chức IMF khu vực Trung Đông và Trung Á lo lắng vì rủi ro tiếp tục gia tăng do lãi suất cao, giá dầu biến động, căng thẳng địa chính trị và năm thứ khu vực này liên tiếp lạm phát ở mức hai con số.
Các yếu tố gây áp lực căng thẳng lên các ngân hàng ở Trung Đông ảnh 1Ông Jihad Azour, giám đốc bộ phận Trung Đông và Trung Á của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. (Nguồn: AP)nh

Các ngân hàng ở Trung Đông và Trung Á không bị tác động nhiều bởi khủng hoảng ngân hàng vào tháng trước ở Mỹ và châu Âu, nhưng áp lực tài chính đang làm gia tăng căng thẳng do lãi suất cao, giá dầu biến động và lạm phát tăng mạnh, ông Jihad Azour, Giám đốc phụ trách khu vực Trung Đông và Trung Á của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa cho biết.

Ông Jihad Azour cho rằng sự căng thẳng của ngành ngân hàng xuất phát từ các chính sách thắt chặt tiền tệ làm lãi suất tăng và giảm khả năng tiếp cận tài chính.

Ông cũng cho biết ngày càng có khoảng cách giữa các quốc gia có tín dụng tốt và có khả năng tiếp cận thị trường và những quốc gia khác đang gặp khó khăn.

[Các ngân hàng trở nên thận trọng, thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay]

Ông nói: "Chúng tôi lo lắng vì rủi ro tiếp tục gia tăng do lãi suất cao, giá dầu biến động, căng thẳng địa chính trị và là năm thứ ba liên tiếp lạm phát ở mức hai con số."

Ông cũng cho biết, sự ổn định trong lĩnh vực tài chính không phải là mối quan tâm hàng đầu mà hiện đang bị lấn át bởi những lo ngại về mức nợ cao, nguy cơ bất ổn xã hội và khả năng duy trì các chính sách thắt chặt do áp lực của xã hội.

IMF vừa hạ tăng trưởng GDP ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi xuống 3,1% trong năm 2023, từ mức 5,3% của năm trước./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục