Cách người dân trên thế giới “sống chung" với dịch COVID-19

Các siêu thị trên khắp nước Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp đã ghi nhận tình trạng thiếu các mặt hàng bột mỳ, sôcôla và men làm bánh khi người dân “lấn sân” sang thị trường làm bánh.
Làm bánh là một trong những thú vui thời giãn cách xã hội vì dịch COVID-19. (Nguồn: AFP)
Làm bánh là một trong những thú vui thời giãn cách xã hội vì dịch COVID-19. (Nguồn: AFP)

Tại Mexico là bia, tại Iraq là hạt hướng dương và tại Pháp là bột mỳ.

Sự thiếu vắng các mặt hàng này trên kệ hàng tại các cửa hàng hay siêu thị phần nào cho thấy muôn cách mà người dân trên toàn thế giới khắc phục tình trạng phong tỏa được áp đặt nhằm ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.

Tại Mexico, bia và rượu tequila là những thức uống được người dân lựa chọn khi ở nhà mùa dịch.

Khi Mexico áp đặt lệnh phong tỏa, hai tập đoàn sản xuất bia Heineken và Grupo Modelo tuyên bố sẽ ngừng sản xuất.

Điều này làm dấy lên làn sóng mua ồ ạt mặt hàng này để tích trữ.

[Dân mạng thế giới tìm kiếm những gì trong thời kỳ giãn cách xã hội?]

Trong khi đó, tại Iraq, việc ở nhà đồng nghĩa những buổi chiều nằm dài xem TV hoặc trò chuyện với người thân, và việc "cắn chắt" những hạt hướng dương tẩm gia vị đã trở thành việc không thể thiếu.

Các siêu thị đang cạn món ăn nhẹ phổ biến này nhanh hơn bao giờ hết.

Đối với những học sinh Libya sống tại thủ đô Tripoli nơi bị chiến tranh tàn phá, học tại nhà đã trở nên đặc biệt khó khăn.

Nhiều phụ huynh phàn nàn hết giấy in và phải tận dụng những giấy ghi chép làm việc không sử dụng đến để con họ chép lại các bài học cũng như giải bài tập toán.

Trong khi đó, ở một số nước người dân tìm kiếm những nguyên liệu tự nhiên để tăng cường miễn dịch phòng tránh lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.

Một số nước Trung Á đã chứng kiến sự bùng nổ nhu cầu các loại thảo mộc, khiến giá cả mặt hàng này tăng đột biến.

Loại thảo mộc có tên harmala, thường được đốt trong nhà để khử trùng và phòng tránh bệnh tật.

Trong khi đó, ở Bulgaria, người dân đổ xô mua gừng và chanh để tăng cường hệ miễn dịch, còn ở Tunisia là tỏi, dù Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo những nguyên liệu này không giúp ngăn chặn lây nhiễm virus SARS-CoV-2.

Cách người dân trên thế giới “sống chung" với dịch COVID-19 ảnh 1Người dân Australia đổ xô đi mua hoa, cây giống trong mùa dịch COVID-19. (Nguồn: ABC)

Các siêu thị trên khắp nước Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp và các khu vực khác của Châu Âu đã ghi nhận tình trạng thiếu các mặt hàng bột mỳ, sôcôla và men làm bánh khi người dân “lấn sân” sang thị trường làm bánh.

Các thợ làm bánh "tại gia" của Pháp mua nguyên liệu làm bánh trực tiếp từ tiệm bánh địa phương thay vì các cửa hàng tạp hóa lớn.

Người dân Romania nói đùa rằng những người buôn bán men làm bánh đang "kiếm bộn tiền" từ việc bán mặt hàng hiếm này trên thị trường chợ đen.

Trong tháng lễ Ramandan của người Hồi giáo, các gia đình cũng hối hả mua tích trữ các nguyên liệu để chuẩn bị các bữa ăn “iftar” khi Mặt Trời lặn.

Đây là một bữa ăn lớn, gồm nhiều món ăn với số lượng lớn để các tín đồ "nạp năng lượng" cho ngày tiếp theo.

Trong dịp này, semolina, một loại bột mỳ vàng được sử dụng làm bánh mỳ và bánh ngọt, trở nên quý hiếm ở Algeria.

Còn tại Argentina, trứng là mặt hàng quý, khi giá 30 quả trứng đã tăng từ 160 peso (2,35 USD) trước đây lên 240 peso (3,52 USD).

Trong khi đó, Australia chứng kiến những mảnh vườn “trăm hoa khoe sắc” trên khắp đất nước.

Nhiều người đã tận dụng thời gian rảnh rỗi để thử sức trồng đa dạng các loại cây như một thú vui thanh cảnh khi ở nhà mùa dịch./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Các nhà báo lão thành chia sẻ về ký ức đầy tự hào. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Bản hùng ca của ngành Thông tấn cách mạng Việt Nam

Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên trung, các nhà báo Thông tấn đã có mặt ở khắp các chiến trường, phản ánh sinh động cuộc chiến anh dũng của quân dân ta.

Ông Cao Văn Thành, thương binh 1/4 thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. (Ảnh: Việt Đức/TTXVN)

Lời hẹn ước sắt son cho Tổ quốc đứng lên

Giữa sự khốc liệt của chiến tranh có những tình yêu đôi lứa với nhiều cung bậc cảm xúc, không chỉ là hẹn ước sắt son, mà đó còn là lý tưởng, triết lý sống của thế hệ thanh niên đấu tranh giữ nước.

Phi công Hoàng Biểu (giữa) cùng đồng đội. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Những phi công anh hùng sống chết cho đất nước

Với nhiều phi công, khi chiến thắng trở về ai cũng cảm nhận sâu sắc nỗi đau khi đồng đội và chiếc MiG thân yêu của họ không còn, nhưng khát vọng thống nhất còn cháy bỏng hơn lò lửa chiến tranh.