Nhân chuyến thăm và làm việc đầu tiên tới Việt Nam (từ 9-11/2) cùng với các nước trong khu vực gồm: Lào, Campuchia và Thái Lan ngay sau khi vừa nhậm chức, Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á-ông Stephen P. Groff, phụ trách hoạt động tại Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, đã dành cho phóng viên Vietnam+ một cuộc trao đổi ngắn xung quanh các vấn đề về trọng tâm hỗ trợ của ADB dành cho các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có nhiều thách thức.
- Với cương vị là Phó Chủ tịch phụ trách hoạt động của ADB tại khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam), xin ông cho biết trọng tâm chính sách hỗ trợ của ADB trong năm 2012 đối với khu vực trong bối cảnh các nền kinh tế có mức độ phát triển không đồng nhất?
Ông Stephen P. Groff: ADB cam kết theo đuổi chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế có lợi cho tất cả mọi người dân tại các quốc gia trong khu vực, bất kể giàu nghèo, già trẻ, nam hay nữ.
Mặc dù các nền kinh tế trong khu vực có trình độ phát triển khác nhau, nhưng trong năm 2012 ADB sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng có lợi cho người nghèo bằng cách tập trung vào việc hỗ trợ tăng trưởng tốc độ cao và bền vững nhằm tạo ra việc làm hiệu quả; hỗ trợ các biện pháp đảm bảo sự công bằng đối với người dân trong việc tiếp cận các cơ hội và nguồn lực kinh tế; củng cố các định chế an sinh xã hội nhằm giảm thiểu rủi ro đối với những cú sốc đối với kinh tế hay tình trạng nạn nghèo cùng cực; và cuối cùng là hỗ trợ cho nỗ lực củng cố hệ thống quản trị nhà nước và các tổ chức.
Việc đặt ưu tiên vào yếu tố trụ cột nào trong các lĩnh vực trên sẽ khác nhau giữa các quốc gia, tùy thuộc vào tình hình mỗi nước.
- Trên cơ sở nhận định cuộc khủng hoảng nợ công và tài chính tại các nước khu vực đồng tiền chung Euro, ADB nói chung và cá nhân ông có những khuyến nghị gì đối với chính phủ các quốc gia trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương?
Ông Stephen P. Groff: Những bài học quan trọng chúng ta rút được từ cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung Châu Âu có hai yếu tố. Thứ nhất, châu Á cần tiếp tục chính sách tài khóa cẩn trọng và có trách nhiệm đã chứng tỏ phát huy tác dụng giúp khu vực này giảm thiểu được tác động của cuộc khủng hoảng. Thứ hai là sự cần thiết của châu Á tham gia tích cực vào quá trình củng cố các định chế tài chính toàn cầu và khu vực. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm đạt được sự ổn định về kinh tế-tài chính.
ADB đang hỗ trợ cho các nỗ lực tái cân bằng tăng trưởng, giúp các nước Châu Á – Thái Bình Dương tăng cường các nguồn lực cho phát triển và sự năng động của họ, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công đang diễn ra tại các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Tôi xin nhấn mạnh rằng, chiến lược của ADB là hỗ trợ tăng trưởng có lợi cho người nghèo hoàn toàn tương thích với quan điểm này.
- Riêng đối với Việt Nam, ông có lời khuyên gì đối với chính phủ chúng tôi cũng như với lãnh đạo các bộ, ngành mà ông tiếp xúc trong giai đoạn tái cấu trúc lại nền kinh tế mà trọng tâm là tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, đầu tư công và cải cách doanh nghiệp nhà nước? Trên cơ sở đó, sự hỗ trợ tối đa mà ADB có thể dành cho Việt Nam là gì trong ngắn hạn và trung hạn?
Ông Stephen P. Groff: Ba trụ cột cho công cuộc cải tổ do Chính phủ Việt Nam đề ra là hoàn toàn phù hợp. Việc cải cách thành công những lĩnh vực này sẽ đặt Việt Nam trên lộ trình tăng trưởng kinh tế bền vững. Chính phủ Việt Nam đã có sự khởi đầu hứa hẹn bằng cách gửi đi một thông điệp đến thị trường mục tiêu về việc tiếp tục cải tổ về cơ cấu, và chúng ta cũng đã chứng kiến một số động thái đầu tiên của quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng trong lĩnh vực tài chính.
Việc tái cấu trúc doanh nghiệp quốc doanh và ngành tài chính là nhiệm vụ phức tạp và mang tính dài hạn, đòi hỏi một lộ trình được hoạch định kỹ càng và tiến hành theo lộ trình qua nhiều giai đoạn. Chính phủ cần cam kết chính trị ổn định và không thay đổi đối với quá trình cải cách trong năm 2012 và những năm tiếp theo.
Từ khi hợp tác với Chính phủ Việt Nam về những cải cách này, ADB dự định sẽ tài trợ nhằm hỗ trợ Chính phủ tăng cường khung pháp lý trong lĩnh vực tài chính, nhằm phát triển một thị trường tiền tệ hoạt động trôi chảy, xúc tiến phát triển thị trường trái phiếu chính phủ theo chiều sâu và mang tính thanh khoản cao hơn; hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho cán bộ các tổ chức công trong ngành tài chính như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, và phát triển lĩnh vực tín dụng vi mô.
Về trung hạn, Hợp tác Quốc gia và Chiến lược 2012-2015 mới của ADB sẽ hoàn toàn tương thích với Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2015 của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện đi đôi với việc đảm bảo duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. ADB dự kiến sẽ tiếp tục duy trì mức cam kết tài trợ cho Việt Nam ở mức 1,4 tỷ USD/năm, căn cứ vào mức độ sẵn sàng của các dự án.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
- Với cương vị là Phó Chủ tịch phụ trách hoạt động của ADB tại khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam), xin ông cho biết trọng tâm chính sách hỗ trợ của ADB trong năm 2012 đối với khu vực trong bối cảnh các nền kinh tế có mức độ phát triển không đồng nhất?
Ông Stephen P. Groff: ADB cam kết theo đuổi chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế có lợi cho tất cả mọi người dân tại các quốc gia trong khu vực, bất kể giàu nghèo, già trẻ, nam hay nữ.
Mặc dù các nền kinh tế trong khu vực có trình độ phát triển khác nhau, nhưng trong năm 2012 ADB sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng có lợi cho người nghèo bằng cách tập trung vào việc hỗ trợ tăng trưởng tốc độ cao và bền vững nhằm tạo ra việc làm hiệu quả; hỗ trợ các biện pháp đảm bảo sự công bằng đối với người dân trong việc tiếp cận các cơ hội và nguồn lực kinh tế; củng cố các định chế an sinh xã hội nhằm giảm thiểu rủi ro đối với những cú sốc đối với kinh tế hay tình trạng nạn nghèo cùng cực; và cuối cùng là hỗ trợ cho nỗ lực củng cố hệ thống quản trị nhà nước và các tổ chức.
Việc đặt ưu tiên vào yếu tố trụ cột nào trong các lĩnh vực trên sẽ khác nhau giữa các quốc gia, tùy thuộc vào tình hình mỗi nước.
- Trên cơ sở nhận định cuộc khủng hoảng nợ công và tài chính tại các nước khu vực đồng tiền chung Euro, ADB nói chung và cá nhân ông có những khuyến nghị gì đối với chính phủ các quốc gia trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương?
Ông Stephen P. Groff: Những bài học quan trọng chúng ta rút được từ cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung Châu Âu có hai yếu tố. Thứ nhất, châu Á cần tiếp tục chính sách tài khóa cẩn trọng và có trách nhiệm đã chứng tỏ phát huy tác dụng giúp khu vực này giảm thiểu được tác động của cuộc khủng hoảng. Thứ hai là sự cần thiết của châu Á tham gia tích cực vào quá trình củng cố các định chế tài chính toàn cầu và khu vực. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm đạt được sự ổn định về kinh tế-tài chính.
ADB đang hỗ trợ cho các nỗ lực tái cân bằng tăng trưởng, giúp các nước Châu Á – Thái Bình Dương tăng cường các nguồn lực cho phát triển và sự năng động của họ, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công đang diễn ra tại các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Tôi xin nhấn mạnh rằng, chiến lược của ADB là hỗ trợ tăng trưởng có lợi cho người nghèo hoàn toàn tương thích với quan điểm này.
- Riêng đối với Việt Nam, ông có lời khuyên gì đối với chính phủ chúng tôi cũng như với lãnh đạo các bộ, ngành mà ông tiếp xúc trong giai đoạn tái cấu trúc lại nền kinh tế mà trọng tâm là tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, đầu tư công và cải cách doanh nghiệp nhà nước? Trên cơ sở đó, sự hỗ trợ tối đa mà ADB có thể dành cho Việt Nam là gì trong ngắn hạn và trung hạn?
Ông Stephen P. Groff: Ba trụ cột cho công cuộc cải tổ do Chính phủ Việt Nam đề ra là hoàn toàn phù hợp. Việc cải cách thành công những lĩnh vực này sẽ đặt Việt Nam trên lộ trình tăng trưởng kinh tế bền vững. Chính phủ Việt Nam đã có sự khởi đầu hứa hẹn bằng cách gửi đi một thông điệp đến thị trường mục tiêu về việc tiếp tục cải tổ về cơ cấu, và chúng ta cũng đã chứng kiến một số động thái đầu tiên của quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng trong lĩnh vực tài chính.
Việc tái cấu trúc doanh nghiệp quốc doanh và ngành tài chính là nhiệm vụ phức tạp và mang tính dài hạn, đòi hỏi một lộ trình được hoạch định kỹ càng và tiến hành theo lộ trình qua nhiều giai đoạn. Chính phủ cần cam kết chính trị ổn định và không thay đổi đối với quá trình cải cách trong năm 2012 và những năm tiếp theo.
Từ khi hợp tác với Chính phủ Việt Nam về những cải cách này, ADB dự định sẽ tài trợ nhằm hỗ trợ Chính phủ tăng cường khung pháp lý trong lĩnh vực tài chính, nhằm phát triển một thị trường tiền tệ hoạt động trôi chảy, xúc tiến phát triển thị trường trái phiếu chính phủ theo chiều sâu và mang tính thanh khoản cao hơn; hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho cán bộ các tổ chức công trong ngành tài chính như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, và phát triển lĩnh vực tín dụng vi mô.
Về trung hạn, Hợp tác Quốc gia và Chiến lược 2012-2015 mới của ADB sẽ hoàn toàn tương thích với Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2015 của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và toàn diện đi đôi với việc đảm bảo duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. ADB dự kiến sẽ tiếp tục duy trì mức cam kết tài trợ cho Việt Nam ở mức 1,4 tỷ USD/năm, căn cứ vào mức độ sẵn sàng của các dự án.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Mỹ Bình (Vietnam+)