Cải cách thể chế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Với các chỉ số quan trọng xếp hạng năng lực cạnh tranh 2010-2011 của Việt Nam bị tụt bậc, môi trường thể chế cần cải cách toàn diện.
Với các chỉ số quan trọng xếp hạng năng lực cạnh tranh năm 2010-2011 của ViệtNam theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã bị tụt từ 10-20 bậc so vớinăm 2009, môi trường thể chế đất nước đang đối mặt với đòi hỏi bức bách phải cảicách một cách toàn diện, hệ thống nhằm thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lựccạnh tranh, đủ sức chống chọi với các cú sốc của nền kinh tế.

Thách thức môi trường thể chế

Tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng thể chế: Kinh nghiệm quốc tế và giải phápcho Việt Nam” tổ chức ngày 14/10, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tạiViệt Nam, bà Victoria Kwakwa khẳng định, hệ thống thể chế tốt, nhất là tronglĩnh vực tài chính và các lĩnh vực khác của nền kinh tế là yếu tố quan trọng đốivới các nước thu nhập trung bình như Việt Nam để chuyển sang mô hình kinh tế cómức tăng trưởng cao và thu nhập được cải thiện. Việc có một thể chế tốt sẽ giúpgiám sát hiệu quả việc phân bổ các nguồn lực, trên cơ sở đó giúp Chính phủ cókhả năng ứng phó được với cú sốc của nền kinh tế.

Trong ba năm qua, Việt Nam đã có được những bước tiến quan trọng trong cảicách thủ tục hành chính thông qua Đề án 30, cũng như đã có những đánh giá tácđộng của các văn bản pháp luật tới đời sống xã hội và môi trường kinh doanh. Tuynhiên, Chính phủ Việt Nam cần có kế hoạch hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữađể việc cải cách mang lại những lợi ích thực sự cho đất nước.

Đồng quan điểm này, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Quốc hội, ông NguyễnMạnh Cường đã chỉ ra 7 thách thức với môi trường thể chế của Việt Nam. Số lượngvăn bản quy phạm pháp luật được ban hành 4 năm từ 2005-2009 nhiều hơn so vớitổng số văn bản được ban hành trong vòng 18 năm trước trong khi chất lượng củanhiều văn bản chưa đảm bảo.

Trong khi đó, Việt Nam chưa thực hiện công cụ đánh giá tác động pháp luật(RIA) một cách nghiêm túc; thiếu cơ quan đầu mối, các công cụ, tiêu chí kiểmsoát chất lượng văn bản. Việc lấy ý kiến quần chúng về các văn bản pháp luật vẫnmang tính hình thức nên chưa tạo ra được sự thay đổi thực sự về chất. Đáng chúý, việc thường áp dụng các biện pháp ban hành quy định để xử lý các phát sinh,chưa chú trọng tới các giải pháp thị trường để điều tiết và còn tồn tại luậtkhung, luật ống chính là nguyên nhân khiến hiệu quả quản lý nhà nước còn hạnchế.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam đã chỉ ra, nguyên nhân khiến việc cải cách thể chế của Việt Nam chưamang lại hiệu quả thực sự là do Nhà nước làm thay thị trường, chi phối thịtrường quá nhiều. Việt Nam đã bắt đầu thực hiện cải thiện môi trường thể chếnhưng công tác này chưa mang tính thường xuyên và có hệ thống nên gánh nặng của“rừng” quy định đang gây khó khăn lớn trong quản lý và nâng cao chất lượng thểchế cũng như quản lý tác động của môi trường thể chế tới người dân, doanhnghiệp, đầu tư và năng lực cạnh tranh.

Quyết liệt cải cách thể chế

Theo ông Faisal Naru, Cố vấn trưởng về cải cách thể chế tại Dự án sáng kiếncạnh tranh Việt Nam (USAID/VNCI), thế mạnh cạnh tranh của Việt Nam là có tiềmnăng đổi mới rất lớn. Để tận dụng được lợi thế của mình, Việt Nam cần có hệthống quản lý thể chế tốt hơn, hiện đại hơn nhằm khắc phục những hạn chế cơ bảntrong điều hành gồm hoạch định chính sách, phối hợp chính sách và xây dựng vănbản quy phạm pháp luật.

Theo đó, Việt Nam cần thiết lập một cơ quan phối hợp, giám sát đảm bảo các cơquan pháp nhân trên thị trường hoạt động hiệu quả. Vai trò của cơ quan là điềuphối, tạo điều kiện xây dựng chính sách và thực hiện chính sách tốt hơn thôngqua cơ chế thảo luận để thu lại các phản hồi. Đồng tình một phần với các khuyếnnghị của chuyên gia quốc tế, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương(CIEM) Nguyễn Đình Cung cho rằng, cải cách thể chế không phải là cải cách hànhchính mà là một bậc cao hơn, trong đó thay đổi cách quản lý nhà nước, cách canthiệp của Chính phủ với xã hội nói chung và thị trường nói riêng.

Cải cách hành chính nằm trong khuôn khổ hiện hành của Chính phủ, còn cải cáchthể chế ở tầm cao hơn, thay đổi tư duy, cách thức và phương pháp mới về quản lý.Theo đó, chức năng của Nhà nước cần thay đổi theo hướng từ kiểm soát, quản lýsang phục vụ và kiến tạo phát triển.

Với điều kiện thực tiễn của Việt Nam hiện nay, cải cách thể chế cần tập trungvào hướng tuân thủ các quy luật vận động của thị trường hoặc ban hành các quyđịnh giúp thị trường hoạt động tốt hơn. Giải pháp cuối cùng mới là ban hành cácquy định để can thiệp, kiểm soát thị trường theo tiêu chí các quy định được banhành phải mang lại lợi ích lớn hơn chi phí Nhà nước và người dân bỏ ra để tuânthủ quy định đó.

Đặc biệt, trong ban hành các chính sách và văn bản pháp luật, cơ quan soạnthảo phải có một quy trình đảm bảo tất cả các bên có liên quan, mà trước hết lànhững người bị chi phối, bị tác động được tham vấn một cách công khai, côngbằng, thực chất vào quá trình xây dựng chính sách. Bên cạnh đó, Việt Nam cầnthiết lập cơ chế kiểm soát quá trình vận động chính sách một cách minh bạch, đảmbảo cho mọi người dân hiểu được Chính phủ đang ban hành chính sách mới. Có nhưvậy, việc ban hành các chính sách, quy định mới mới hạn chế được sự chi phối củacác nhóm lợi ích.

Cũng theo ông Cung, với đặc điểm cụ thể của Việt Nam hiện nay, việc thiết lậpmột cơ quan độc lập có vai trò điều phối, giám sát, thẩm định quy trình ban hànhvăn bản chính sách và đánh giá tác động của chính sách là không khả thi bởi sẽdẫn tới sự chồng chéo, thậm chí xung đột với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư phápvà các cơ quan giám sát của Quốc hội.

Vì vậy, thay vì thiết lập một cơ quan như vậy, cải cách thể chế cần tiếp tụctập trung vào việc công khai hóa, minh bạch hóa hơn nữa quá trình xây dựng vănbản và quá trình thẩm tra, thẩm định văn bản và công khai hóa kết quả thẩm tra,thẩm định văn bản, ông Cung nhấn mạnh./.

Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Lực lượng quản lý thị trường Cần Thơ kiểm tra hàng hóa. (Nguồn: Tiền Phong)

Cần Thơ phát hiện 3 mẫu sữa không đạt chất lượng

Theo Chi cục Quản lý thị trường Cần Thơ, quý 1/25 Chi cục Quản lý thị trường thành phố đã kiểm tra 89 vụ, trong đó phát hiện vi phạm 65 vụ, đã xử lý 49 vụ với tổng số tiền nộp ngân sách gần 1 tỷ đồng.