Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên năm lĩnh vực “nổi cộm,” đụng chạm nhiều đến người dân và doanh nghiệp gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế, hải quan, kiểm dịch động vật sẽ được Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính khảo sát, đánh giá trong những tháng cuối năm nay.
Sáng 4/7, Ban Đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính và huy động nguồn lực thuộc Hội đồng Tư vấn đã họp lấy ý kiến các thành viên về nội dung, chương trình hoạt động này.
Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công là đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương, huy động các nguồn lực hỗ trợ và triển khai hoạt động truyền thông, Ban đã xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động từ nay đến hết năm.
Ban sẽ tiến hành đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế, hải quan, kiểm dịch động vật, thông qua việc phát phiếu khảo sát, phỏng vấn người dân, doanh nghiệp về mức độ hài lòng đối với thủ tục, những cải thiện hay vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục, đánh giá việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định thủ tục hành chính và đưa ra các ý kiến đề xuất.
Mỗi lĩnh vực, Ban lựa chọn ra 20 thủ tục hành chính “nổi cộm” nhất đối với người dân, doanh nghiệp về số lượng tuân thủ, chi phí tuân thủ, thời gian thực hiện, mức độ phức tạp, khó khăn trong việc tuân thủ... để khảo sát. Sẽ có 4.500 phiếu khảo sát được phát ra thông qua các tổ chức, hiệp hội thành viên Hội đồng Tư vấn với mục tiêu thu về 1.500 phiếu phản hồi.
Sau giai đoạn khảo sát, Ban sẽ tổ chức 6 đoàn công tác làm việc tại các bộ, ngành thuộc lĩnh vực được đánh giá và các sở, cục, chi cục thuế-hải quan, bảo hiểm tại Lạng Sơn, Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trên cơ sở đó, tháng 12/2013, Ban sẽ xây dựng báo cáo kết quả đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực trên và kiến nghị các thủ tục hành chính cần tiếp tục cải cách trong năm 2014. Sản phẩm đánh giá sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố công khai. Từ năm 2014, Ban sẽ đánh giá đầy đủ việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại 24 bộ, ngành và 63 địa phương.
Cho ý kiến vào chương trình hoạt động, nhiều thành viên đồng tình với kế hoạch đề ra và cho rằng đây là những lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến người dân, lĩnh vực xương sống đụng chạm đến doanh nghiệp, đến hoạt động xuất, nhập khẩu. Có ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá thêm một số lĩnh vực khác có sự thu hút cao hơn với các doanh nghiệp như đất đai, ngân hàng; nên để ngỏ các địa phương sẽ đi khảo sát, chờ kết quả khảo sát sơ bộ các lĩnh vực ở các bộ, ngành mới lên kế hoạch cụ thể để có căn cứ tốt hơn.
Về căn cứ chọn các lĩnh vực khảo sát, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng phải có phương pháp luận thật “chắc tay.”
Để chọn được lĩnh vực nóng bỏng, có thể lấy nguồn từ báo cáo của Ban Dân nguyện Quốc hội, Thanh tra Chính phủ và trên báo chí, xem lĩnh vực nào có kiến nghị nhiều nhất, tỷ lệ khiếu kiện cao nhất, căn cứ vào đó lấy theo tỷ lệ từ trên xuống.
Ông Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng đất đai vẫn là vấn đề nóng bỏng hơn cả với số lượng thủ tục “khủng” nhất.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng đề xuất xây dựng trang web của Hội đồng Tư vấn, trong đó có xin ý kiến của cộng đồng mạng về tất cả các thủ tục, để có thể nhận được những phản hồi hàng ngày của dân. Đây vừa là một phương pháp truyền thông tốt, vừa là cách thăm dò dư luận hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Sỹ Dũng, truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức, có thể bàn thảo nhiều vấn đề thông qua các chương trình trao đổi với slogan là “cải cách hành chính để có một tương lai tốt đẹp hơn”./.
Sáng 4/7, Ban Đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính và huy động nguồn lực thuộc Hội đồng Tư vấn đã họp lấy ý kiến các thành viên về nội dung, chương trình hoạt động này.
Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công là đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương, huy động các nguồn lực hỗ trợ và triển khai hoạt động truyền thông, Ban đã xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động từ nay đến hết năm.
Ban sẽ tiến hành đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế, hải quan, kiểm dịch động vật, thông qua việc phát phiếu khảo sát, phỏng vấn người dân, doanh nghiệp về mức độ hài lòng đối với thủ tục, những cải thiện hay vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục, đánh giá việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định thủ tục hành chính và đưa ra các ý kiến đề xuất.
Mỗi lĩnh vực, Ban lựa chọn ra 20 thủ tục hành chính “nổi cộm” nhất đối với người dân, doanh nghiệp về số lượng tuân thủ, chi phí tuân thủ, thời gian thực hiện, mức độ phức tạp, khó khăn trong việc tuân thủ... để khảo sát. Sẽ có 4.500 phiếu khảo sát được phát ra thông qua các tổ chức, hiệp hội thành viên Hội đồng Tư vấn với mục tiêu thu về 1.500 phiếu phản hồi.
Sau giai đoạn khảo sát, Ban sẽ tổ chức 6 đoàn công tác làm việc tại các bộ, ngành thuộc lĩnh vực được đánh giá và các sở, cục, chi cục thuế-hải quan, bảo hiểm tại Lạng Sơn, Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trên cơ sở đó, tháng 12/2013, Ban sẽ xây dựng báo cáo kết quả đánh giá việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực trên và kiến nghị các thủ tục hành chính cần tiếp tục cải cách trong năm 2014. Sản phẩm đánh giá sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố công khai. Từ năm 2014, Ban sẽ đánh giá đầy đủ việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại 24 bộ, ngành và 63 địa phương.
Cho ý kiến vào chương trình hoạt động, nhiều thành viên đồng tình với kế hoạch đề ra và cho rằng đây là những lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến người dân, lĩnh vực xương sống đụng chạm đến doanh nghiệp, đến hoạt động xuất, nhập khẩu. Có ý kiến đề nghị bổ sung đánh giá thêm một số lĩnh vực khác có sự thu hút cao hơn với các doanh nghiệp như đất đai, ngân hàng; nên để ngỏ các địa phương sẽ đi khảo sát, chờ kết quả khảo sát sơ bộ các lĩnh vực ở các bộ, ngành mới lên kế hoạch cụ thể để có căn cứ tốt hơn.
Về căn cứ chọn các lĩnh vực khảo sát, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng phải có phương pháp luận thật “chắc tay.”
Để chọn được lĩnh vực nóng bỏng, có thể lấy nguồn từ báo cáo của Ban Dân nguyện Quốc hội, Thanh tra Chính phủ và trên báo chí, xem lĩnh vực nào có kiến nghị nhiều nhất, tỷ lệ khiếu kiện cao nhất, căn cứ vào đó lấy theo tỷ lệ từ trên xuống.
Ông Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng đất đai vẫn là vấn đề nóng bỏng hơn cả với số lượng thủ tục “khủng” nhất.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng đề xuất xây dựng trang web của Hội đồng Tư vấn, trong đó có xin ý kiến của cộng đồng mạng về tất cả các thủ tục, để có thể nhận được những phản hồi hàng ngày của dân. Đây vừa là một phương pháp truyền thông tốt, vừa là cách thăm dò dư luận hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Sỹ Dũng, truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng có thể thực hiện bằng nhiều hình thức, có thể bàn thảo nhiều vấn đề thông qua các chương trình trao đổi với slogan là “cải cách hành chính để có một tương lai tốt đẹp hơn”./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)