Cái giá nghiệt ngã của của vòng chung kết World Cup

[Videographics] Cái giá nghiệt ngã của của vòng chung kết World Cup

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã biện hộ cho các khoản chi của chính phủ cho vòng chung kết bóng đá thế giới, vốn là mục tiêu của làn sóng phản đối rầm rộ trước ngày khai mạc giải đấu (12/6).
[Videographics] Cái giá nghiệt ngã của của vòng chung kết World Cup ảnh 1Một tác phẩm nghệ thuật đường phố ở khu ổ chuột tại Rio, Brazil (Nguồn AFP)

Vòng chung kết World Cup là cuộc chơi trị giá nhiều tỉ đôla, một cơ hội kinh doanh béo bở cho các nhà tài trợ, hãng cá cược, cũng như các ngành dịch vụ và bán lẻ. Giải bóng đá quan trọng nhất này tạo ra tới 90% tổng thu nhập cho FIFA. 

Tại vòng chung kết World Cup 2010 ở Nam Phi, tổ chức này đã thu được gần 3,5 tỉ USD qua việc bán các bản quyền truyền hình và tiếp thị, cao gấp 3 lần chi phí bỏ ra. Nhưng trong khi đó, các nước chủ nhà luôn chật vật với gánh nặng chi phí khổng lồ để đăng cai giải đấu. Dù đã tạo được nhiều việc làm và thúc đẩy phát triển, thì World Cup cũng để lại cho Nam Phi gánh nợ gần 3 tỉ USD. Và các dự án luôn đội giá đầu tư:

- Brazil ước chi khoảng 3,5 tỉ USD cho xây mới và nâng cấp các sân vận động cho giải đấu năm 2014.

- Còn Qatar, nước chủ nhà World Cup 2022 dự kiến đầu tư hơn 140 tỉ đôla vào riêng lĩnh vực hạ tầng giao thông.

Fan hâm mộ sang Brazil còn phải đối mặt với tình trạng giá cả tăng chóng mặt, ví dụ:

- Giá trung bình một phòng khách sạn ở Rio là 460 USD.

- Hoặc giá một vé xem các trận vòng chung kết là 1.000 USD

Còn với các cầu thủ của 32 đội bóng, chi phí cho các chuyến bay hạng thương gia, bảo vệ an ninh và chế độ ăn ở đều phải ở mức tiêu chuẩn. Trong khi đó, mục tiêu chính của họ, là giành được Cup vàng vô địch, với giá trị tối thiểu là 30 triệu USD tiền thưởng mà FIFA tặng cho đội đăng quang./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục