Campuchia sắp hoàn thành tiêm phòng COVID-19 cho 10 triệu người

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm phòng COVID-19 từ ngày 10/2-23/8, Campuchia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 9.851.896 người dân Campuchia và người nước ngoài sinh sống và làm việc tại nước này.
Campuchia sắp hoàn thành tiêm phòng COVID-19 cho 10 triệu người ảnh 1Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia ngày 1/8/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Báo Khmer Times ngày 24/8 đưa tin trong hai ngày tới, Campuchia sẽ hoàn thành mục tiêu đầu tiên là tiêm phòng COVID-19 cho 10 triệu người.

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm phòng COVID-19 từ ngày 10/2-23/8, Campuchia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 9.851.896 người dân Campuchia và người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại nước này (bao gồm cả thanh thiếu niên trong độ tuổi 12-17), trong đó 7.967.118 người đã tiêm đủ hai mũi.

Ngày 23/8, Campuchia nhận thêm 500.000 liều vaccine Sinopharm do Trung Quốc viện trợ để phòng chống dịch COVID-19.

[23 tỉnh, thành phố của Campuchia có ca nhiễm biến thể Delta]

Tại buổi lễ nhận lô vaccine viện trợ, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh gửi lời cảm ơn Chính phủ và Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đồng thời cho biết Campuchia đã có kế hoạch phân bổ số vaccine trên.

Tính đến ngày 23/8/2021, Campuchia đã nhận tổng cộng khoảng 24 triệu liều vaccine, trong đó 21,7 triệu liều qua hợp đồng mua bán và 3,2 triệu liều được tặng.

Trong thông cáo ngày 24/8, Bộ Y tế Campuchia xác nhận tổng số ca mắc COVID-19 từ đầu mùa dịch đến nay tại nước này đã vượt mốc 90.000 ca, song số ca nhiễm mới vẫn ở mức thấp, dưới 500 ca/ngày.

Trong 24 giờ qua, Campuchia phát hiện 466 ca mắc COVID-19, trong đó có 94 ca nhập cảnh và 372 ca lây nhiễm cộng đồng.

Bộ Y tế cũng thông báo có thêm 13 người tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Campuchia lên thành 1.821 ca./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.