Theo dự báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhu cầu nhân lực cần quy hoạch của toàn ngành đến năm 2020 khoảng 1,7 triệu cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
Trong đó giáo dục mầm non khoảng 240.000 người; tiểu học 522.000 người; trung học cơ sở 480.000 người; trung học phổ thông 148.000 người; giáo dục chuyên nghiệp 62.000 người; đại học cao đẳng trên 205.500; số cán bộ quản lý giáo dục trong toàn quốc khoảng hơn 22.000 người.
Để đạt được mục tiêu trên, ngành giáo dục và đào tạo đề ra 5 nhóm giải pháp lớn về quản lý; chế độ, chính sách, quy định; bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực ngành giáo dục ; hợp tác quốc tế và về tài chính.
Đi kèm với các nhóm giải pháp trên, có rất nhiều giải pháp cụ thể mà Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các tỉnh, thành phố cần quán triệt và tập trung thực hiện như tăng cường công tác quản lý, phân công, phân cấp trách nhiệm, xây dựng cơ chế phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành liên quan và các địa phương; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch nhân lực của ngành.
Bộ sẽ xây dựng và hoàn thiện một số quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bộ rà soát, đánh giá lại hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá, các chức danh hiện có, kiến nghị sửa đổi, bổ sung cần thiết cho phù hợp với yêu cầu mới; đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo và cán bộ trong các trường ngoài công lập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu toàn ngành thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm như củng cố mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất; phát triển đội ngũ giảng viên các trường, khoa sư phạm; đổi mới công tác quản lý, điều hành các cơ sở đào tạo giáo viên... Đặc biệt, phải gắn chỉ tiêu đào tạo hằng năm của các trường sư phạm với nhu cầu giáo viên và tăng cường quan hệ “cung cầu” giữa địa phương với các cơ sở đào tạo giáo viên trên cơ sở quy hoạch nhân lực giáo dục. Đổi mới công tác tuyển sinh, chính sách đào tạo, sử dụng đối với sinh viên sư phạm.
Thực hiện tốt Đề án đào tạo 20.000 tiến sỹ cho ngành giáo dục từ nay đến năm 2020. Việc đổi mới này đảm bảo ở tất cả các cấp bậc học và nhất là đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Tạo điều kiện tối đa để nhà giáo và cán bộ được tăng cường trao đổi, giao lưu, hợp tác quốc tế; mời giảng viên nước ngoài tới làm việc, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước, trước hết là các cơ sở giáo dục.
Chi ngân sách nhà nước bao gồm cả các chương trình, đề án của ngành giáo dục đã được Chính phủ phê duyệt như chính sách đào tạo cử tuyển; Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015; Đề án Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng-an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề giai đoạn 2010-2016; Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020; các chương trình, dự án ODA có nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho từng cấp học, bậc học.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo thì thời gian qua công tác phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đã bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục như: sự phát triển đội ngũ giáo viên không theo kịp với sự gia tăng quy mô và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục, đặc biệt giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; sự phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chưa gắn kết chặt chẽ với những chính sách đổi mới và chiến lược giáo dục.
Việc đào tạo đội ngũ giáo viên không gắn với nhu cầu tuyển dụng về số lượng, cơ cấu cấp học, môn học cho giáo dục ở nhiều vùng miền khác nhau dẫn đến tình trạng thừa, thiếu giáo viên ngay trong từng cơ sở giáo dục và ở hầu hết các địa phương. Chất lượng của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, do vậy việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá diễn ra chậm.
Những bất cập trên đây nguyên nhân chủ yếu là do chưa có quy hoạch nhân lực giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên để làm cơ sở cho việc quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, các cơ sở bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, đổi mới chính sách cơ chế tuyển dụng, sử dụng đánh giá và đãi ngộ phù hợp./.
Trong đó giáo dục mầm non khoảng 240.000 người; tiểu học 522.000 người; trung học cơ sở 480.000 người; trung học phổ thông 148.000 người; giáo dục chuyên nghiệp 62.000 người; đại học cao đẳng trên 205.500; số cán bộ quản lý giáo dục trong toàn quốc khoảng hơn 22.000 người.
Để đạt được mục tiêu trên, ngành giáo dục và đào tạo đề ra 5 nhóm giải pháp lớn về quản lý; chế độ, chính sách, quy định; bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực ngành giáo dục ; hợp tác quốc tế và về tài chính.
Đi kèm với các nhóm giải pháp trên, có rất nhiều giải pháp cụ thể mà Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các tỉnh, thành phố cần quán triệt và tập trung thực hiện như tăng cường công tác quản lý, phân công, phân cấp trách nhiệm, xây dựng cơ chế phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành liên quan và các địa phương; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch nhân lực của ngành.
Bộ sẽ xây dựng và hoàn thiện một số quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bộ rà soát, đánh giá lại hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá, các chức danh hiện có, kiến nghị sửa đổi, bổ sung cần thiết cho phù hợp với yêu cầu mới; đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo và cán bộ trong các trường ngoài công lập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu toàn ngành thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm như củng cố mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất; phát triển đội ngũ giảng viên các trường, khoa sư phạm; đổi mới công tác quản lý, điều hành các cơ sở đào tạo giáo viên... Đặc biệt, phải gắn chỉ tiêu đào tạo hằng năm của các trường sư phạm với nhu cầu giáo viên và tăng cường quan hệ “cung cầu” giữa địa phương với các cơ sở đào tạo giáo viên trên cơ sở quy hoạch nhân lực giáo dục. Đổi mới công tác tuyển sinh, chính sách đào tạo, sử dụng đối với sinh viên sư phạm.
Thực hiện tốt Đề án đào tạo 20.000 tiến sỹ cho ngành giáo dục từ nay đến năm 2020. Việc đổi mới này đảm bảo ở tất cả các cấp bậc học và nhất là đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Tạo điều kiện tối đa để nhà giáo và cán bộ được tăng cường trao đổi, giao lưu, hợp tác quốc tế; mời giảng viên nước ngoài tới làm việc, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước, trước hết là các cơ sở giáo dục.
Chi ngân sách nhà nước bao gồm cả các chương trình, đề án của ngành giáo dục đã được Chính phủ phê duyệt như chính sách đào tạo cử tuyển; Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015; Đề án Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng-an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề giai đoạn 2010-2016; Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020; các chương trình, dự án ODA có nội dung đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho từng cấp học, bậc học.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo thì thời gian qua công tác phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đã bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục như: sự phát triển đội ngũ giáo viên không theo kịp với sự gia tăng quy mô và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục, đặc biệt giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; sự phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chưa gắn kết chặt chẽ với những chính sách đổi mới và chiến lược giáo dục.
Việc đào tạo đội ngũ giáo viên không gắn với nhu cầu tuyển dụng về số lượng, cơ cấu cấp học, môn học cho giáo dục ở nhiều vùng miền khác nhau dẫn đến tình trạng thừa, thiếu giáo viên ngay trong từng cơ sở giáo dục và ở hầu hết các địa phương. Chất lượng của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, do vậy việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá diễn ra chậm.
Những bất cập trên đây nguyên nhân chủ yếu là do chưa có quy hoạch nhân lực giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên để làm cơ sở cho việc quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, các cơ sở bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý, đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, đổi mới chính sách cơ chế tuyển dụng, sử dụng đánh giá và đãi ngộ phù hợp./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN/Vietnam+)