Tại Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) ở thôn Vỉ Nhuế, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đang lưu giữ bộ mộc bản gồm 34 bản khắc gỗ có nội dung của 64 quẻ thẻ.
Đây là mộc bản đầy đủ và quý hiếm vào loại bậc nhất về tín ngưỡng còn lưu giữ được trên địa bàn tỉnh Nam Định rất cần được khẳng định giá trị và có biện pháp bảo quản tốt hơn.
Mộc bản được làm bằng gỗ, khắc nổi chữ Hán ngược, miêu tả đầy đủ 64 quẻ thẻ hiện còn khá nguyên vẹn.
Để làm nên bộ mộc bản này, các nghệ nhân không chỉ giỏi về điêu khắc mà còn phải có trình độ Hán học và hiểu biết tín ngưỡng. Do đó, việc nghiên cứu bộ mộc bản này sẽ giúp hiểu thêm về tín ngưỡng dân gian và nghệ thuật điêu khắc của những nghệ nhân dân gian xưa.
Theo bà Trần Thị Vân, Thủ nhang Phủ Quảng Cung, đã có nhiều nhà quản lý, nghiên cứu tiếp cận bộ mộc bản này và đều đánh giá là bộ mộc bản độc đáo, quý giá nhưng chưa có nghiên cứu sâu về nó. Hiện, bộ mộc bản vẫn được lưu giữ trong Phủ, thỉnh thoảng mới được đưa ra cho khách quý chiêm ngưỡng.
Theo một số nguồn sử liệu, Phủ Quảng Cung được xây dựng vào năm thứ tư niên hiệu Hồng Đức (1473), thờ bà Phạm Thị Tiên Nga, là tiền thân của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, gắn liền với truyền thuyết tam sinh, tam hóa.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Phủ Quảng Cung còn có trước và có vị trí không kém Phủ Giầy (Vụ Bản, Nam Định). Theo thời gian, Phủ Quảng Cung xuống cấp, phải tu sửa nhiều lần, lần tôn tạo cuối cùng là vào năm Duy Tân thứ V (năm 1911). Do nhiều yếu tố tác động, năm 1973 Phủ Quảng Cung được nhân dân hạ giải, lấy vật liệu phục vụ xây dựng các công trình phúc lợi trong xã. Năm 1994, Phủ mới được phục dựng lại và tới năm 2004 mới được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
Mặc dù trải qua nhiều biến cố, song tại Phủ vẫn lưu giữ được nhiều cổ vật, đồ tế tự có giá trị, trong đó có bộ mộc bản, các sắc phong, tượng đồng, hoành phi, câu đối, bia đá, cột đá...
Lễ hội Quảng Cung được tổ chức từ ngày mùng 1 đến mùng 6 tháng Ba âm lịch. Đây là nét độc đáo của Phủ Quảng Cung, vừa mang tính lễ nghi truyền thống, vừa mang tính nghệ thuật hấp dẫn trong sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng./.
Đây là mộc bản đầy đủ và quý hiếm vào loại bậc nhất về tín ngưỡng còn lưu giữ được trên địa bàn tỉnh Nam Định rất cần được khẳng định giá trị và có biện pháp bảo quản tốt hơn.
Mộc bản được làm bằng gỗ, khắc nổi chữ Hán ngược, miêu tả đầy đủ 64 quẻ thẻ hiện còn khá nguyên vẹn.
Để làm nên bộ mộc bản này, các nghệ nhân không chỉ giỏi về điêu khắc mà còn phải có trình độ Hán học và hiểu biết tín ngưỡng. Do đó, việc nghiên cứu bộ mộc bản này sẽ giúp hiểu thêm về tín ngưỡng dân gian và nghệ thuật điêu khắc của những nghệ nhân dân gian xưa.
Theo bà Trần Thị Vân, Thủ nhang Phủ Quảng Cung, đã có nhiều nhà quản lý, nghiên cứu tiếp cận bộ mộc bản này và đều đánh giá là bộ mộc bản độc đáo, quý giá nhưng chưa có nghiên cứu sâu về nó. Hiện, bộ mộc bản vẫn được lưu giữ trong Phủ, thỉnh thoảng mới được đưa ra cho khách quý chiêm ngưỡng.
Theo một số nguồn sử liệu, Phủ Quảng Cung được xây dựng vào năm thứ tư niên hiệu Hồng Đức (1473), thờ bà Phạm Thị Tiên Nga, là tiền thân của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, gắn liền với truyền thuyết tam sinh, tam hóa.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Phủ Quảng Cung còn có trước và có vị trí không kém Phủ Giầy (Vụ Bản, Nam Định). Theo thời gian, Phủ Quảng Cung xuống cấp, phải tu sửa nhiều lần, lần tôn tạo cuối cùng là vào năm Duy Tân thứ V (năm 1911). Do nhiều yếu tố tác động, năm 1973 Phủ Quảng Cung được nhân dân hạ giải, lấy vật liệu phục vụ xây dựng các công trình phúc lợi trong xã. Năm 1994, Phủ mới được phục dựng lại và tới năm 2004 mới được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
Mặc dù trải qua nhiều biến cố, song tại Phủ vẫn lưu giữ được nhiều cổ vật, đồ tế tự có giá trị, trong đó có bộ mộc bản, các sắc phong, tượng đồng, hoành phi, câu đối, bia đá, cột đá...
Lễ hội Quảng Cung được tổ chức từ ngày mùng 1 đến mùng 6 tháng Ba âm lịch. Đây là nét độc đáo của Phủ Quảng Cung, vừa mang tính lễ nghi truyền thống, vừa mang tính nghệ thuật hấp dẫn trong sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng./.
Phạm Văn Tiếp (TTXVN/Vietnam+)