Cần có cơ sở pháp lý quản lý các tập đoàn tài chính

Vấn đề quản lý đối với các tập đoàn tài chính là một trong những nội dung được nhiều đại biểu đề cập tại hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động và triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức tại Hà Nội, ngày 23/1.

Đáng lưu ý, hoạt động của nhiều tổ chức bao trùm trên cả 3 mặt: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm chứ không chỉ đơn thuần một lĩnh vực như trước kia. Đơn cử, một số tổ chức ngân hàng hiện nay có công ty con hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm và ngược lại. Như vậy, vô hình chung, mô hình hoạt động đã tương tự như của tập đoàn tài chính. Trong khi đó, quy định, cơ sở pháp lý đối với vấn đề quản lý tập đoàn tài chính vẫn còn thiếu.

Vấn đề quản lý đối với các tập đoàn tài chính là một trong những nội dung được nhiều đại biểu đề cập tại hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động và triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tổ chức tại Hà Nội, ngày 23/1.

Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Dương Quốc Anh cho biết, đối với thị trường tài chính, cả nước có trên 130 tổ chức tín dụng, 105 công ty chứng khoán, 29 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 14 công ty bảo hiểm nhân thọ, hơn 10 công ty môi giới bảo hiểm.

Đáng lưu ý, hoạt động của nhiều tổ chức bao trùm trên cả 3 mặt: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm chứ không chỉ đơn thuần một lĩnh vực như trước kia. Đơn cử, một số tổ chức ngân hàng hiện nay có công ty con hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm và ngược lại. Như vậy, vô hình chung, mô hình hoạt động đã tương tự như của tập đoàn tài chính. Trong khi đó, quy định, cơ sở pháp lý đối với vấn đề quản lý tập đoàn tài chính vẫn còn thiếu.

Nhiều ý kiến tại hội nghị cho rằng, cơ sở pháp lý để quản lý tập đoàn tài chính cần được sớm hoàn thiện. Bởi nếu không đây chính là kẽ hở dẫn tới tình trạng thao túng của tổ chức tín dụng bằng cách chi phối chính sách cho vay cũng như hoạt động tín dụng phục vụ lợi ích nhóm. Việc thao túng dẫn tới hệ lụy đầu tư chéo lẫn nhau giữa các công ty con; đồng thời dẫn đến nguồn vốn và tài sản của các tổ chức tín dụng không có thật.
 
Điều đó kéo theo công tác đánh giá thực trạng, tài sản của các công ty tài chính là méo mó, không chính xác. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng có nhiều giải pháp nâng cao vai trò quản lý, tuy nhiên cần phải có cơ quan giám sát được tổng thể của tất cả các loại đầu tư chéo, sở hữu chéo để tránh rủi ro.
 
Theo đánh giá của đại biểu tham dự hội nghị, việc quản lý hệ thống tài chính đang thiếu chặt chẽ do hệ thống chỉ tiêu giám sát hiện hành của các bộ, ngành chưa phản ánh sát thực tế, toàn diện về sự an toàn, lành mạnh của thị trường. Hầu hết, việc phân tích tính tương tác giữa ngân hàng, chứng khoán tới kinh tế vĩ mô mới chỉ thực hiện một chiều chưa có sự đánh giá ngược lại về chính sách tài khóa, tiền tệ, lãi suất… tác động thế nào đến các tổ chức tài chính.
 
Về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát thị trường tài chính, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho biết, cơ quan này đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống các tiêu chí giám sát thị trường tài chính trên cơ sở kết hợp chỉ tiêu quốc gia và lựa chọn có chọn lọc chuẩn mực quốc tế. Hệ thống các chỉ tiêu này bao gồm: các chỉ tiêu giám sát thị trường tài chính nhằm đánh giá mức độ khả năng về thanh khoản, khả năng sinh lời, mức độ vốn, chất lượng tài sản…các chỉ tiêu giám sát khu vực phi tài chính…./.

Hải Yến (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục