Bộ Tài chính vừa có văn bản số 8277/BTC-TCNH gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc giãn nợ cho vay tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng càphê.
Theo đó, Bộ Tài chính đồng tình với đề xuất gia hạn thời gian vay vốn tối đa với các khoản vay tín dụng xuất khẩu của ngành càphê từ 12 tháng lên 36 tháng mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất trước đó.
Tuy nhiên, ngành tài chính cho rằng chỉ nên áp dụng chính sách này với những doanh nghiệp thực sự có hàng xuất khẩu, khó khăn về tài chính.
Ngoài ra, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đề xuất một số biện pháp khác nhằm tháo gỡ khó khăn cho mặt hàng càphê.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết do thiếu vốn nên 2 năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu càphê phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao, trung bình 17%/năm; các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, ngoài nguyên nhân nói trên, khó khăn của ngành càphê còn có lý do khác như vấn đề quy hoạch, đầu tư với cây càphê. Trong đó có việc chậm tái canh trong khi càphê già cỗi, cho năng suất thấp, chất lượng kém; người trồng càphê tiềm lực tài chính yếu, không có khả năng đầu tư giống, chăm sóc...
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá cụ thể những khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ càphê để có phân tích nguyên nhân, đề xuất khắc phục khó khăn.
Hiện nay, dư nợ xấu vay ngân hàng thương mại và Ngân hàng phát triển Việt Nam của các doanh nghiệp càphê vào khoảng 6.330 tỷ đồng, trong đó chưa bao gồm các khoản nợ vay của các đại lý thu mua, các hộ kinh doanh cá thể...
Nợ quá hạn tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng càphê tại Ngân hàng phát triển Việt Nam chỉ chiếm khoảng 11% tổng dư nợ xấu vay từ các tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này.
Bởi vậy, Bộ Tài chính cho rằng nếu chỉ xử lý gia hạn nợ vay tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam thì không giải quyết triệt để khó khăn về vốn với ngành hàng càphê.
Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng có giải pháp để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh càphê.../.
Theo đó, Bộ Tài chính đồng tình với đề xuất gia hạn thời gian vay vốn tối đa với các khoản vay tín dụng xuất khẩu của ngành càphê từ 12 tháng lên 36 tháng mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất trước đó.
Tuy nhiên, ngành tài chính cho rằng chỉ nên áp dụng chính sách này với những doanh nghiệp thực sự có hàng xuất khẩu, khó khăn về tài chính.
Ngoài ra, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cũng đề xuất một số biện pháp khác nhằm tháo gỡ khó khăn cho mặt hàng càphê.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết do thiếu vốn nên 2 năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu càphê phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao, trung bình 17%/năm; các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, ngoài nguyên nhân nói trên, khó khăn của ngành càphê còn có lý do khác như vấn đề quy hoạch, đầu tư với cây càphê. Trong đó có việc chậm tái canh trong khi càphê già cỗi, cho năng suất thấp, chất lượng kém; người trồng càphê tiềm lực tài chính yếu, không có khả năng đầu tư giống, chăm sóc...
Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá cụ thể những khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ càphê để có phân tích nguyên nhân, đề xuất khắc phục khó khăn.
Hiện nay, dư nợ xấu vay ngân hàng thương mại và Ngân hàng phát triển Việt Nam của các doanh nghiệp càphê vào khoảng 6.330 tỷ đồng, trong đó chưa bao gồm các khoản nợ vay của các đại lý thu mua, các hộ kinh doanh cá thể...
Nợ quá hạn tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng càphê tại Ngân hàng phát triển Việt Nam chỉ chiếm khoảng 11% tổng dư nợ xấu vay từ các tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này.
Bởi vậy, Bộ Tài chính cho rằng nếu chỉ xử lý gia hạn nợ vay tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt Nam thì không giải quyết triệt để khó khăn về vốn với ngành hàng càphê.
Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng có giải pháp để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh càphê.../.
Thùy Dương (TTXVN)